Đan sắt dằm móng là một bước quan trọng không thể thiếu trong quá trình xây dựng ngôi nhà, nhằm đảm bảo tính chất vững chắc và cố định của cấu trúc. Tuy nhiên, việc thực hiện đúng và hiệu quả yêu cầu kỹ năng và kinh nghiệm. Trong bài viết này, Xây dựng Kiến Xanh sẽ giới thiệu cho bạn cách đan sắt dằm móng nhà một cách đúng đắn và hiệu quả nhất. Phần 1: Móng nhà là gì? Móng nhà (hay còn gọi là móng nền) là phần nằm dưới đáy móng chịu phần lớn trọng lượng của công trình và được chôn sâu kỹ để trở thành nền móng chắc chắn. Đây là phần quan trọng nhất trong kết cấu kỹ thuật xây dựng, trực tiếp chịu trách nhiệm chịu sức ép của các công trình xây dựng như ngôi nhà. Các tầng bên trên móng nhà mang tải trọng khác nhau tùy thuộc vào tính chất của khu đất và độ cao của công trình. Chúng có thể được coi như các chân đế với kích thước và hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, cấu trúc móng nhà sẽ khác nhau đối với các loại đất khác nhau. Ví dụ, khi xây dựng trên đất mềm và xốp, cấu trúc móng cần được thiết kế khác biệt so với khi xây trên đất rắn và cao. Phần 2: Cách Đan sắt dầm móng nhà đảm bảo chất lượng đúng kỹ thuật Bố trí cách Sắt thép Sàn 2 lớp như thế nào? Cách đan sắt dằm móng nhà được bố trí thành hai lớp gồm: lớp trên và lớp dưới. Trong đó: Lớp dưới chịu lực mô men âm. Lớp trên chịu lực mô men dương. Để đảm bảo tính chất chịu lực, thép được bố trí làm lớp dưới (thép chịu dọc được bố trí vuông góc với phương chịu lực). Trong quá trình thi công, cần buộc trước lớp thép dưới và sau đó tạo lớp bê tông bảo vệ cho sàn sau khi buộc xong con kê. Để đảm bảo chiều cao của sàn như tính toán, giữa hai lớp thép phải được buộc bằng chốt “chân chó” phân cách. Xem thêm: Cách đan sắt móng nhà Xây dựng Kiến Xanh Địa chỉ: 53 đường 53, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TPHCM Phone: 0816 88 88 03