Không chỉ tạo nên các món ăn ngon, tác dụng của mướp đắng (mướp đắng) còn giúp cải thiện chức năng tim mạch, hỗ trợ điều trị tiểu đường, giúp giảm cholesterol máu. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng tuyệt vời này cũng như các lưu ý khi sử dụng ngay nhé!
1Mướp đắng là gì? Giá trị dinh dưỡng của mướp đắng
Mướp đắng (khổ qua, mướp mủ,...) là một loại rau quả có tên khoa học là Momordica charantia, thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Phân bố chủ yếu ở một số nước Đông Nam Á,... và đặc biệt rất phổ biến tại Việt Nam.
Thân dây leo với quả hình thoi dài khoảng 8 - 15cm, vỏ quả có nhiều u nổi, màu xanh khi còn non và chuyển vàng khi chín. Quả xanh, hạt mềm màu trắng, khi quả chín, hạt trở nên cứng và có màu nâu.
Mướp đắng rừng và mướp đắng ta là hai loại phổ biến ở Việt Nam, mướp đắng rừng có vị đắng hơn. Hạt, lá, hoa, quả của cây mướp đắng được phơi khô làm thuốc, đặc biệt quả thường được dùng tươi để nấu ăn cũng mang rất nhiều lợi ích sức khoẻ.
Nguồn cung cấp lượng dinh dưỡng cao nhất trong họ bầu bí, bao gồm các vi chất thiết yếu như: vitamin A, vitamin C ,photpho, kali, canxi, kẽm, sắt, đồng, magie. Ngoài ra còn là cung cấp các chất chống oxy hóa tự nhiên (hợp chất phenolic) và một số vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6, B9).
Mướp đắng (khổ qua) có nhiều tác dụng chữa bệnh
2Sử dụng mướp đắng có tác dụng gì?
Chống oxy hóa
Mướp đắng có chứa một số hợp chất chống oxy hóa, đã được chứng minh trong thực nghiệm, có tác dụng chống lại các gốc tự do. Do đó giảm nguy cơ mắc các bệnh do quá trình oxy hoá gây ra, như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, tình trạng lão hoá, ung thư và các bệnh mãn tính khác.
Cả lá và quả của mướp đắng đều chứa những hợp chất phenolic (hợp chất ) giúp chống lại các gốc tự do gây hại, đã được chứng minh bởi một số nghiên cứu. [1]
Mướp đắng chứa một số hợp chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do
Chống viêm
Mướp đắng có khả năng chống viêm, do chứa hàm lượng polyphenol cao. Kết quả của 1 nghiên cứu cho thấy bột mướp đắng giúp chống viêm, thông qua việc ngăn chặn một số con đường truyền tín hiệu quan trọng, liên quan đến tình trạng viêm.
Mướp đắng làm giảm đáng kể stress oxy hóa (do chế độ ăn nhiều chất béo gây ra), đây là 1 trong các yếu tố gây viêm nhiễm, vì vậy góp phần làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể.
Một nghiên cứu trên chuột bị nhiễm trùng huyết, việc bổ sung mướp đắng vào chế độ ăn của chúng, có thể làm giảm các dấu hiệu hoặc chỉ số sinh hóa viêm và các cytokine tiền viêm trong cơ thể, từ đó cải thiện phản ứng viêm ở chuột bị nhiễm trùng huyết.[2]
Mướp đắng có hoạt tính chống viêm
Chống nấm
Mướp đắng có hoạt tính kháng nấm tự nhiên, do hạt mướp đắng chứa α-momorcharin, được chứng minh là có hoạt tính kháng nấm đáng kể với Fusarium solani L, một loại nấm gây bệnh chủ yếu trên thực vật. [3]
Bên cạnh thiệt hại về năng suất mùa màng cũng như gây thối rữa thực phẩm, một số loại nấm còn sản sinh ra độc tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người và động vật khi hít, tiếp xúc với nấm hay ăn phải thực phẩm nhiễm nấm, ...
Ngoài ra, việc dùng thuốc diệt nấm tổng hợp cho thực vật trong thời gian dài, làm gia tăng các chủng vi nấm kháng thuốc. Do đó, hoạt tính kháng nấm tự nhiên được khám phá từ hạt mướp đắng mang ý nghĩa như một giải pháp thay thế bền vững và hiệu quả cho thuốc diệt nấm tổng hợp trong việc kiểm soát mầm bệnh nấm.
Hạt mướp đắng có hoạt tính chống nấm tự nhiên
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2
Đái tháo đường tuýp 2 là tình trạng cơ thể không thể sử dụng hormon insulin một cách hiệu quả, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Mướp đắng giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa glucose, do mướp đắng chứa hợp chất chất giống insulin, giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường kết hợp với một số loại thực phẩm tốt cho người tiểu đường như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,... để tăng cường hiệu quả điều trị tiểu đường.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Ăn mướp đắng thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và điều trị các tình trạng đường ruột, bao gồm táo bón và hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, nhờ cải thiện chức năng của túi mật và làm giảm ứ dịch nên cũng rất tốt người bị xơ gan và viêm gan.
Mướp đắng giúp cải thiện sức khoẻ hệ tiêu hoá
Tốt cho tim mạch
Một nghiên cứu trên động vật cho thấy mướp đắng có thể làm giảm lượng cholesterol. Nhờ sự có mặt của kali, magie và canxi làm giảm mức cholesterol xấu (LDL) trong máu và duy trì mức cholesterol tốt (HDL), từ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Do khi nồng độ cholesterol tăng cao đặc biệt là LDL, lượng dư thừa này sẽ gây tích tụ lại ở các thành mạch máu. Từ đó tạo thành các mảng xơ vữa làm hẹp và có khả năng hình thành huyết khối gây tắc nghẽn động mạch, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn bình thường để đảm bảo bơm đủ máu, làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ,...)
Mướp đắng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch
Hỗ trợ giảm cân
Mướp đắng ít calo (khoảng 34 calo/100g) và nhiều chất xơ, đây là lựa chọn phù hợp nếu bạn muốn giảm cân. Vì chất xơ đi qua đường tiêu hóa rất chậm nên giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, làm giảm cảm giác thèm ăn, giúp kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
Uống 1 ly trà mướp đắng mỗi ngày giúp giảm cân hiệu quả
Tốt cho da và tóc
Mướp đắng giúp giảm tình trạng viêm da đầu, giúp tóc chắc khoẻ và óng mượt hơn nhờ nguồn vitamin B dồi dào.
Ngoài ra, thường xuyên dùng những món ăn hay thức uống làm từ mướp đắng giúp "làm sáng da". Đây là một tinh chất tự nhiên, nhẹ nhàng cho da, giúp điều trị mụn trứng cá, vảy nến và bệnh chàm.
Mướp đắng tốt cho da và giúp tóc óng mượt
Tăng cường thị lực
Vitamin A trong mướp đắng giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt, như thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD) hay đục thuỷ tinh thể,...
Lutein và zeaxanthin là hai dưỡng chất có đặc tính chống oxy hoá mạnh, bảo vệ mắt khỏi tia cực tím từ ánh sáng mặt trời và tránh khỏi sự thoái hoá điểm vàng. Hơn nữa, mướp đắng còn chứa vitamin E và vitamin C cũng có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa bệnh AMD, giúp mắt nhìn rõ hơn.
Mướp đắng giúp tăng cường thị lực
Hỗ trợ điều trị sỏi thận
Sỏi thận gây ra những cơn đau dữ dội. Dùng trà mướp đắng mỗi ngày có khả năng phá vỡ viên sỏi 1 cách tự nhiên và đào thải chúng qua đường nước tiểu, làm giảm nồng độ acid trong nước tiểu, từ đó giảm đau do sỏi thận.
Bạn có thể pha trà hay lấy bột mướp đắng đã được xay pha với nước rồi uống, mỗi ngày uống khoảng 2 - 3 ly. Để đạt được hiệu quả bạn nên kiên trì sử dụng mướp đắng mỗi ngày trong một thời gian (khoảng 1 - 2 tháng hoặc cho đến khi bệnh giảm dần).
Ngoài ra, để tăng hiệu quả điều trị bệnh về sỏi thận, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ bổ thận và tiết niệu.
Tăng cường miễn dịch
Hệ miễn dịch là hàng rào quan trọng giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Vì vậy cần bổ sung đầy đủ các vi chất giúp tăng cường sức đề kháng hằng ngày, nhằm cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.
Mướp đắng rất giàu hàm lượng các chất chống oxy hoá tự nhiên, là loại rau quả hàng đầu cung cấp vitamin C, do đó giúp cơ thể giảm nguy cơ dị ứng thức ăn, ngăn ngừa cảm lạnh, nhiễm nấm, chứng trào ngược dạ dày - thực quản và chứng khó tiêu.
Mướp đắng giúp giúp tăng cường hệ miễn dịch khoẻ mạnh
Giảm cholesterol trong máu
Mướp đắng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim nhờ công dụng làm giảm cholesterol trong máu.
Mướp đắng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Chống ung thư
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mướp đắng có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt, đưa các tế bào ung thư vào chu trình chết theo chương trình, bắt giữ chu kỳ tế bào và ức chế tế bào gốc ung thư.
Các tế bào ung thư khác trong gan, ruột kết và trong vú cũng được chứng minh bị tiêu diệt bởi các chất chiết từ mướp đắng trong cùng một báo cáo. Mướp đắng cũng giúp tăng cường hoạt động của tế bào miễn dịch của cơ thể, nhờ chứa lượng cao vitamin C, giúp tăng khả tiêu diệt các tế bào ung thư.[4]
Mướp đắng còn có tác dụng chống ung thư
Tốt cho gan
Gan là cơ quan quan trọng trong các quá trình chuyển hoá và thải độc của cơ thể. Với hàm lượng chất xơ dồi dào, mướp đắng giúp kích thích gan tiết mật, giảm nồng độ bilirubin trong máu, tăng cường chức năng gan cũng như hệ tiêu hoá. Ngoài ra, mướp đắng còn có tác dụng làm giảm men gan như: AST, ALT.
Mướp đắng giúp tăng cường chức năng gan
Cung cấp vitamin K giúp xương chắc khỏe
Mướp đắng cung cấp đủ nhu cầu vitamin K hằng ngày cho cơ thể. Vitamin K tăng cường hấp thu canxi từ thức ăn, giúp xương chắc khoẻ, cải thiện tình trạng loãng xương. Nếu được cung cấp đủ lượng vitamin K còn giúp giảm đau, kháng viêm đối với những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp,…
Vitamin K trong mướp đắng giúp xương chắc khoẻ
Tốt cho hệ sinh sản
Quả mướp đắng có tác dụng hỗ trợ sinh lý nam. Giúp cường dương, tăng sinh lý nếu biết dùng đúng bài thuốc (Hạt mướp đắng kết hợp cùng long nhãn chữa chứng liệt dương.)
Tuy nhiên, phụ nữ có thai không nên dùng vì có thể gây co thắt cơ tử cung, gây xuất huyết dẫn tới hư thai hoặc sinh non.
Quả mướp đắng có tác dụng hỗ trợ sinh lý nam
3Một số món ăn tốt cho sức khỏe từ mướp đắng
Canh mướp đắng: Canh mướp đắng nhồi thịt, canh mướp đắng cá thác lác, canh mướp đắng hầm xương,...
Nguyên liệu: mướp đắng, hành tím, hành lá, tiêu, gia vị, nước sôi, thịt hay cá, 1 muỗng cà phê bột nêm, 1 ít muối, 1/2 muỗng đường, 1 muỗng nước mắm, hành ngò, tiêu.
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu (mướp đắng bỏ ruột, xắt mỏng).
- Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu còn lại (hành tím, hành lá, tiêu) và chuẩn bị gia vị.
- Bước 3: Bắc nồi nước sôi, thả vào nước đang sôi thịt hay cá (hoặc mướp đắng đã nhồi thịt vào).
- Bước 4: Thả mướp đắng vào sau, nêm nếm gia vị vừa ăn (1 muỗng cà phê bột nêm, 1 ít muối, 1/2 muỗng đường, 1 muỗng nước mắm).
- Bước 5: Múc canh ra tô rắc hành ngò, tiêu lên mặt, ăn nóng với cơm.
Canh mướp đắng nhồi thịt là một trong những món ăn quen thuộc trong các bữa cơm
Mướp đắng kho: Mướp đắng kho thịt, vịt kho mướp đắng,...
Nguyên liệu: Mướp đắng, gừng, ớt, thịt, nước mắm, gừng, tiêu và vài tép tỏi, hành tím.
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế mướp đắng (móc bỏ ruột, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn).
- Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác( gừng thái sợi, ớt bằm nhỏ, thịt rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Ướp vào thịt 1 muỗng cà phê nước mắm, gừng, 1/2 muỗng tiêu và vài tép tỏi, hành tím băm và trộn đều.
- Bước 3: Cho dầu vào bật bếp chờ sôi, cho 2 muỗng cà phê đường rồi thắng với lửa đến khi đường chuyển sang nâu thì cho tỏi, hành vào xào thơm. Sau đó cho thịt vào.
- Bước 4: Cho nước dừa tươi cùng các gia vị còn lại vào, rim trong 10 phút. Cuối cùng cho mướp đắng vào đảo đều. Nêm nếm lại cho vừa ăn là tắt bếp.
Món mướp đắng kho thịt dành cho những ngày nhạt miệng
Mướp đắng xào: Mướp đắng xào trứng, mướp đắng xào thịt bò, mướp đắng xào thịt trâu,...
Nguyên liệu: mướp đắng, dầu ăn, hành tỏi, 1 ít muối, bột nêm.
Cách làm:
- Bước 1: Bạn sơ chế nguyên liệu tương tự như mướp đắng kho
- Bước 2: Cho chút dầu ăn vào chảo, bật bếp, phi thơm hành tỏi. Sau đó cho mướp đắng vào xào trên lửa lớn.
- Bước 3: Nêm gia vị vừa ăn (1 ít muối, bột nêm), rồi tắt bếp. Bạn chỉ nên xào mướp khoảng 2 - 3 phút sẽ giúp mướp có màu xanh đẹp mắt và giòn hơn.
Mướp đắng xào với trứng không chỉ là món ăn ngon mà còn rất có ích cho sức khoẻ
Trà mướp đắng
Nguyên liệu: Mướp đắng, nước sôi.
Cách làm: Bạn có thể cho mướp đắng vào tách (5 - 7 lát) và thêm 350ml nước sôi vào (đợi khoảng 2 - 3 phút) rồi thưởng thức.
Trà mướp đắng có nhiều tác dụng đối với sức khoẻ và làn da của bạn
Mứt mướp đắng
Nguyên liệu: Mướp đắng, đường.
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế mướp đắng.
- Bước 2: Dàn đều mướp đắng và phơi mướp đắng dưới trời nắng, khoảng 1 ngày đến khi khô và săn lại hoặc để trong lò nướng (nhiệt độ 100 độ C trong/tiếng).
- Bước 3: Ướp đường khoảng 10 phút để thấm đều đường.
- Bước 4: Rim mứt mướp đắng (bạn cho mướp đắng vào chảo và đảo liên tục, đến khi nước đường cạn và lát mướp đắng khô, ngả màu nâu là đã hoàn thành.
Mứt mướp đắng là giúp mướp đắng dễ ăn hơn
Mướp đắng ngâm giấm
Nguyên liệu: Mướp đắng, giấm đường, tỏi và ớt.
Cách làm:
- Bước 1: Bạn sơ chế mướp đắng.
- Bước 2: Pha hỗn hợp giấm đường (giấm gạo hoàn tan với đường theo tỉ lệ 1:2).
- Bước 3: Cho thêm tỏi và ớt vào hỗn hợp ở bước 2 trộn đều. Tiếp theo xếp mướp đắng vào hũ đựng (tốt nhất bạn nên dùng hũ thuỷ tinh).
- Bước 4: Sau đó cho hỗn hợp vừa pha ở trên vào cho ngập khổ qua. Đậy nắp, chỉ khoảng qua 1 ngày là bạn đã có thể thưởng thức.
Mướp đắng muối chua ngọt giòn giòn, rất ngon miệng
Mướp đắng chiên
Nguyên liệu: Mướp đắng, bột mì, 1 ít hạt nêm, nước, dầu ăn.
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế mướp đắng (bỏ hạt, rửa sạch, xắt lát).
- Bước 2: Khuấy đều bột mì, cho vào 1 ít hạt nêm với nước để tạo độ sền sệt vừa đủ.
- Bước 3: Cho mướp đắng vào chảo dầu nóng chiên cho bột vàng, sau đó vớt ra để ráo dầu.
- Bước 4: Dọn ra đĩa, và thưởng thức, bạn có thể chấm với tương ớt cũng sẽ rất ngon.
Bạn có thể chế biến mướp đắng thành mướp đắng chiên giòn vừa ngon lại tốt cho sức khỏe
3Đối tượng cần thận trọng khi sử dụng mướp đắng
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết, dẫn đến nguy cơ sảy thai và sinh non, nên phụ nữ mang thai nên tránh dùng. Ngoài ra, một số chất không tốt từ mướp đắng có thể truyền qua sữa mẹ vì vậy phụ nữ đang cho con bú cũng không nên sử dụng.
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên ăn mướp đắng
Người bị bệnh huyết áp thấp
Vì mướp đắng có tác dụng hạ đường huyết, gây hạ huyết áp vì vậy người bị bệnh huyết áp thấp không nên sử dụng để tránh hạ đường huyết quá mức, gây nguy hiểm đối với sức khoẻ.
Người bị bệnh huyết áp thấp không nên sử dụng mướp đắng
Người có vấn đề về hệ tiêu hóa
Mướp đắng có thể gây tiêu chảy, khó tiêu nếu như sử dụng với lượng quá nhiều, đồng thời ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.Người đáng gặp các vấn đề về tiêu hoá nên hạn chế sử dụng mướp đắng.
Mướp đắng có thể làm tăng tiêu chảy, khó tiêu ở người có vấn đề về đường tiêu hoá
Người vừa trải qua phẫu thuật
Mướp đắng có thể cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Cần tránh ăn mướp đắng trong ít nhất 2 tuần trước và sau phẫu thuật.
Người vừa trải qua phẫu thuật không nên ăn mướp đắng
Người đang điều trị tiểu đường bằng thuốc
Cần tránh dùng mướp đắng khi bạn đang sử dụng thuốc trị tiểu đường, vì mướp đắng có khả năng gây giảm đường huyết, sử dụng đồng thời với thuốc trị tiểu đường dẫn đến hạ đường huyết quá mức, không tốt cho sức khoẻ.
Ăn mướp đắng khi dùng thuốc trị tiểu đường gây hạ đường huyết quá mức
Người bị bệnh thiếu men G6PD
Men G6PD là men giúp bảo vệ tính nguyên vẹn của màng tế bào hồng cầu, đảm bảo hoạt động bình thường của hồng cầu. Tế bào hồng cầu có thể bị phá vỡ khi ăn mướp đắng đối với những người thiếu men G6PD, gây thiếu máu tán huyết, nguy hiểm đến tính mạng.
Người thiếu men G6PD không nên ăn mướp đắng
Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn kiến thức về tác dụng của mướp đắng đối với sức khỏe và các lưu ý khi sử dụng. Hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè để cùng khám phá và tận dụng ngay mướp đắng để vừa có món ăn thơm ngon mà lại vừa tốt cho sức khỏe nhé!