Mù Cang Chải
Mù Cang Chải nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao 1.000 m so với mặt biển. Muốn đến được huyện Mù Cang Chải phải đi qua đèo Khau Phạ - là một trong tứ Đại Đèo của Tây Bắc.
Vẻ đẹp của vùng đất Mù Cang Chải là sự giao thoa giữa đất trời thiên nhiên, tất cả tạo nên một khung cảnh nên thơ, huyền diệu. Vào mùa lúa chin (tháng 9 đến tháng 10), cánh đồng Mường Lò sẽ trở thành địa điểm tham quan hấp dẫn ở Yên Bái.
Trên nền lúa non lung linh sắc nắng những sóng vàng tầng tầng lớp lớp như dâng lên tận ngàn xanh quyến rũ bước chân du khách.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, du khách còn được thưởng thức vẻ đẹp thuần khiết với sắc hồng lung linh trong nắng xuân của một loài hoa rừng mang tên Tớ Dày
Mỗi dịp Tết đến xuân về, du khách còn được thưởng thức vẻ đẹp thuần khiết với sắc hồng lung linh trong nắng xuân của một loài hoa rừng mang tên Tớ Dày (Đào rừng) (Ảnh: Thịnh Đào)
Tú Lệ
Tú Lệ cách Mù Cang Chải khoảng 50km về phía Đông. Cứ khoảng tháng 9 hàng năm, nếu bạn di chuyển trên đường Quốc Lộ 32 xuất phát từ thị xã Nghĩa Lộ và bỗng nhiên ngửi thấy hương cốm thơm nhẹ, có nghĩa bạn đã đến Tú Lệ rồi.
Khung cảnh tuyệt đẹp của Tú Lệ nhìn từ trên cao. (Ảnh: Le Champ Tú Lệ Resort)
Tú Lệ, nằm sát sườn đèo Khau Phạ, thực chất là một thung lũng nằm ở giữa ba ngọn núi cao trập trùng: Khau Song, Khau Thán và Khau Phạ. Cái thú vị đầu tiên đó là vùng đất này không quá xa xôi cách trở, ô tô và xe máy đều có thể đến và đi một cách dễ dàng. Những thung lũng, cánh đồng, biển lúa hầu hết đều nằm hai bên đường của quốc lộ 32 từ Nghĩa Lộ đi Mù Căng Chải.
Du khách có nhiều góc có thể "sống ảo" tuyệt vời. (Ảnh: Le Champ Tú Lệ Resort)
Tú Lệ thích hợp cho một chuyến đi từ 2 - 3 ngày cuối tuần, rất dễ thu xếp vào bất kỳ một quãng thời gian nào quanh năm. Đặc biệt khi dừng dân nghỉ đêm tại Tú Lệ, bạn có thể ngắm nhìn những khung cảnh tuyệt đẹp khi vào những ngày trăng sáng, cả vùng chìm đắm trong ánh trăng huyền ảo tạo nên khung cảnh hùng vĩ thơ mộng.
Hồ Thác Bà
Hồ Thác Bà là di tích lịch sử văn thắng quốc gia được ví như một “Hạ Long trên núi”. Hồ Thác Bà được hình thành khi ngăn sông đắp đập xây thủy điện Thác Bà.
Với diện tích 240 km2, trải dài 80 km, Thác Bà được công nhận là hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Hồ Thác Bà mênh mông sóng nước và thơ mộng với 1300 hòn đảo xanh cùng nhiều hang động kỳ thú huyền ảo như Động Thủy Tiên, Động Xuân Long, hang Bạch Xà, thác Bà, thác Ông.
(Ảnh: Báo Yên Bái)
Trong hành trình tham quan hồ bằng tàu thủy, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành giữa mặt nước mênh mông xanh ngắt và những đảo cây ngút ngàn. Cảnh vật như thế thì chắc chắn Hồ Thác Bà sẽ là một trong những địa điểm check-in ở Yên Bái mà bạn không thể bỏ lỡ.
Suối Giàng
Nằm ở độ cao 1.300-1.400m, cách Hà Nội hơn 200 km, Suối Giàng có khí hậu trong lành, mát mẻ với các bản H'mông cheo leo bên sười núi, được ví như một Sa Pa của vùng đất Yên Bái.
(Ảnh: Báo Yên Bái)
Ở Suối Giàng ngoài những cánh rừng chè mới trồng lưng chừng núi thì các vườn chè cổ thụ, trong đó có cây chè người ta tính được vòng đời 300-400 tuổi, luôn hấp dẫn du khách. Đến với Suối Giàng Yên Bái bạn sẽ cảm nhận được cả bốn mùa trong cùng một ngày với khung cảnh vùng núi Tây Bắc hoang sơ, tuyệt đẹp.
Thác Háng Tề Chơ
Thác Háng Tề Chơ được mệnh danh là “tứ đại tử địa” của Tây Bắc nằm trong khối rừng đặc chủng nguyên sinh quốc gia Tà Xùa thuộc địa phận xã Làng Nhì, Yên Bái. Đường vào bản Háng Tề Chơ từ xã Làng Nhì tương đối thử thách, nhiều đoạn chỉ dành cho ngựa, xe máy không thể đi vào.
(Ảnh: Báo Yên Bái)
Nằm ở độ cao 1.800m, độ cao thác khoảng 50m khiến nơi đây như chốn bồng lai tiên cảnh khi được bao quanh bởi sương mù và hơi nước tạo nên khung cảnh huyền bí.
Thác Pú Nhu
Thác Pú Nhu đẹp như một bức tranh thủy mặc đầy chất thơ giữa núi rừng, nằm trong bản Pú Nhu thuộc xã La Pán Tẩn, Mù Cang ChảI. Nếu bạn không thể đến thác Háng Tề Chơ vì sự hiểm trở khi tới thác thì bạn có thể đến thăm thác Pú Nhu. Thác chỉ nằm cách quốc lộ 32 1,5km và đường đến thác khá dễ đi, chỉ cần vượt qua một con suối nhỏ và cánh đồng ngô là bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp nên thơ của Thác Pú Nhu.
(Ảnh: VOV)
Vào những ngày nắng đẹp, nhìn từ dưới lên, các bọt nước bốc hơi khiến thác Pú Nhu như được bao bọc bởi một chiếc khăn voan trắng. Nằm giữa hai vách núi đá cao thẳng đứng, thác Pú Nhu hiện ra như một bức tranh thủy mặc. Ở khu vực thác, nhiệt độ cao nhất trong năm khoảng 26 độ C, khí hậu trong lành, mát mẻ thật lý tưởng cho những chuyến dã ngoại trong ngày.
Bản Sà Rèn
Bản Sà Rèn được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến bởi nơi đây vẫn nguyên vẹn vẻ đẹp thiên nhiên nguyên sơ. Những khóm tre gắn bó sâu sắc với cuộc sống của người Thái đen được giữ gìn dọc ven bờ suối. Những nếp nhà sàn cổ bên trong vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Thái. Những con người miền sơn cước đôn hậu, thân thiện, mến khách.
(Ảnh: Báo Lao Động)
Tà Chì Nhù
Tà Chì Nhù, còn gọi là Phu Song Sung theo cách gọi của người dân tộc Thái hay Chung Chua Nhà. Thực chất đây là một đỉnh núi thuộc khối núi Pú Luông của dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở huyện Trạm Tấu, Yên Bái.
(Ảnh: VOV)
Sở hữu độ cao 2.979m với địa hình phức tạp, nhiều dốc cao là địa điểm lý tưởng để khám phá cho dân phượt và những bạn trẻ đam mê leo núi. Đây cũng là ngọn núi được mệnh danh là vương quốc cho những hành trình đi săn mây. Bởi tầm nhìn nơi đây luôn được “rừng mây” phủ kín.