Trám răng giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý răng miệng thường gặp, đồng thời cải thiện tính thẩm mỹ của hàm răng. Quy trình thực hiện trám răng khá đơn giản, nhanh chóng và không tốn kém như các phương pháp làm cầu răng sứ, cấy ghép Implant. Dưới đây là thông tin về mức giá làm trám răng theo từng trường hợp và những điều cần biết khi trám răng.
Các vật liệu trám răng phổ biến hiện nay
Trám răng còn gọi là hàn răng. Đây là kỹ thuật sử dụng vật liệu nhân tạo để lấp đầy các khoảng trống trên mô răng. Trám răng giúp khôi phục hình dáng và một số chức năng của răng. Làm trám răng giá bao nhiêu phụ thuộc vào vật liệu trám và trình trạng của răng.
Công nghệ trám răng sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau. Tùy từng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng vật liệu phù hợp. Các vật liệu trám răng phổ biến hiện nay đó là:
- Amalgam: Là vật liệu được tạo nên từ bạc, đồng, thiếc, hợp kim thủy ngân. Amalgam có màu bạc, thường dùng để trám răng nằm phía trong. Miếng trám Amalgam chịu lực tốt, giá rẻ nhưng tính thẩm mỹ không cao.
- Vàng và kim loại quý: Trám làm bằng vàng hoặc bạc, đồng có độ cứng cao hơn Amalgam. Ưu điểm của vật liệu này là bền bỉ, chịu được lực nhai mạnh nhưng lệch màu răng và chi phí trám răng cũng cao hơn.
- Composite: Có màu tự nhiên giống như răng thật nên tính thẩm mỹ cao. Trám răng bằng Composite có chi phí thấp, thích ứng tốt với môi trường răng miệng nhưng trám có thể bị đổi màu sau một thời gian sử dụng.
- Trám răng Inlay - Onlay: Là vật liệu sứ cao cấp có tính thẩm mỹ cao, chịu lực tốt, hiếm khi bị đổi màu. Hạn chế của trám Inlay - Onlay là chi phí cao, quy trình thực hiện mất nhiều thời gian hơn so với các vật liệu kể trên.
- Glass Ionomer Cement (GIC): Có màu sắc giống răng thật nên đảm bảo vẻ đẹp tự nhiên của hàm răng. GIC kém bền so với các vật liệu khác nên chủ yếu dùng cho trường hợp nhẹ, ít chịu lực nhai mạnh.
Chi phí trám răng theo từng trường hợp
Bạn tham khảo mức giá của dịch vụ trám răng tùy theo từng loại vật liệu như sau:
- Trám răng bằng Amalgam: 100.000 - 300.000đ/răng.
- Trám răng bằng GIC: 200.000đ - 300.000đ/răng.
- Trám răng bằng Composite: 200.000đ - 600.000đ/răng.
- Trám răng sứ Inlay - Onlay: 1.000.000 - 3.000.000đ/răng.
- Trám răng bằng vàng: Chi phí tùy theo biến động của giá vàng.
Tùy theo tình trạng răng, bác sĩ sẽ có các biện pháp xử lý khác nhau khi trám răng. Răng bị sâu nặng, lỗ sâu lớn thì kỹ thuật trám sẽ khó hơn. Chi phí dịch vụ trám răng cho các trường hợp phức tạp cũng cao hơn. Bạn tham khảo mức giá dưới đây tùy theo tình trạng trám răng:
- Trám răng sữa: 100.000 - 150.000đ/răng.
- Trám kẽ răng: 400.000đ/răng.
- Răng bị mòn cổ: 300.000đ/răng.
- Răng sâu men: 300.000đ/răng.
- Răng sâu lỗ nhỏ: 300.000 - 400.000đ/răng.
- Răng sâu lỗ to: 400.000 - 500.000đ/răng.
- Trám răng sau khi điều trị tủy: 400.000đ/răng.
Giá dịch vụ trám răng còn tùy thuộc vào địa chỉ nha khoa mà bạn lựa chọn. Mức giá thực tế có thể thấp hơn hoặc cao hơn thông tin tham khảo kể trên. Bạn nên đi khám nha khoa để được tư vấn, báo giá chính xác theo tình trạng răng của mình. Lưu ý nên chọn cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo chất lượng, an toàn.
Khi nào nên trám răng?
Trám răng là phương pháp cần thiết trong những trường hợp dưới đây.
Sâu răng
Sâu răng là bệnh do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn phân hủy đường thành axit lactic. Axit làm tiêu men răng, hòa tan chất khoáng của răng dẫn tới hình thành các lỗ rỗng trên răng. Trám răng sẽ bịt kín lỗ sâu, ngăn vi khuẩn tấn công vào tủy và chân răng.
Răng bị mòn
Đây là trường hợp bị mòn men răng do nhiều nguyên nhân gây ra. Men răng bị mòn sẽ kích thích cảm giác ê buốt, đau nhức khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh. Trám răng giúp lấp đầy vết mòn, bảo vệ ngà răng và khắc phục tình trạng kích thích ở răng.
Răng bị chấn thương nhẹ
Là các trường hợp răng bị sứt mẻ, bị vỡ khi cắn đồ quá cứng hoặc gặp tai nạn. Công nghệ trám giúp phục hồi thẩm mỹ của răng, bảo vệ răng và ngăn ngừa răng bị mẻ nặng hơn.
Răng thưa nhẹ
Trám răng để lấp đầy khoảng trống giữa các răng bị thưa nhẹ. Mục đích là để răng khít nhau, đảm bảo thẩm mỹ và khắc phục tình trạng bị kẹt thức ăn thừa. Chi phí trám răng thưa rẻ hơn so với phương pháp bọc răng sứ hoặc niềng răng.
Đối với các trường hợp răng bị sâu nặng hoặc bị vỡ, gãy quá nhiều thì không thể khắc phục bằng công nghệ trám răng. Bạn nên tham khảo phương pháp cao cấp hơn như là làm cầu răng sứ, cấy ghép Implant.
Trám răng bền bao lâu thì phải làm lại?
Trám răng chỉ duy trì được một thời gian nhất định chứ không sử dụng được mãi mãi. Độ bền của trám răng phụ thuộc vào vật liệu trám, kỹ thuật trám và cách chăm sóc răng sau khi trám. Thông thường, trám răng bằng Composite có thể bền đến 5 năm. Trám răng bằng Amalgam bền khoảng 10 năm. Công nghệ trám răng bằng vàng hoặc kim loại quý có thể bền trên 15 năm.
Sau một thời gian trám răng, bạn nên theo dõi tình trạng của răng để làm lại khi cần thiết. Một trong những dấu hiệu cho thấy miếng trám bị mài mòn đó là nó chuyển sang màu xám, nâu hoặc đen. Miếng trám bị hư hại cũng gây ra cảm giác đau nhức, ghê răng, ê buốt khi ăn uống đồ chua, ngọt, nóng hoặc lạnh.
Ngoài ra, bạn có thể quan sát để phát hiện miếng trám có bị vỡ, bong ra hay không. Tình trạng này cần sớm thay miếng trám mới để tránh vi khuẩn xâm nhập sâu vào trong. Trong khi nhai, nếu bạn thấy cộm vướng ở răng trám thì rất có thể miếng trám đã bị hư hại và cần được thay mới. Bạn nên sớm đi khám nha khoa khi thấy có các dấu hiệu kể trên ở miếng trám.
Để duy trì độ bền của miếng trám, bạn lưu ý vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng bàn chải lông mềm. Khi chải răng, bạn đặt bàn chải nghiêng 45 độ và di chuyển nhẹ nhàng, tránh dùng lực mạnh làm tổn hại miếng trám. Bạn không nên cắn, nhai đồ cứng hoặc rắn bằng răng trám. Người trám răng hạn chế ăn đồ ngọt, chất kích thích, đồ ăn nhiều axit để tránh làm mài mòn miếng trám.
Bài viết đã giúp bạn tham khảo mức chi phí trám răng tùy theo từng trường hợp. Trám răng là phương pháp thực hiện đơn giản và phổ biến ở các địa chỉ nha khoa. Bạn yên tâm lựa chọn công nghệ trám răng khi cần khắc phục răng sâu, răng sứt mẻ hoặc răng thưa nhẹ nhé!
Xem thêm: Chi phí khám răng có được bảo hiểm y tế không?