Nội dung chính
Hiện vùng đông bắc bao trùm khoảng 10 tỉnh, trong đó mỗi tỉnh lại không để mình bị lép vế, tự hào giới thiệu đến thực khách khắp nơi biết về món ăn của mình. Ví dụ như Hà Giang thì có cháo ấu tẩu, vịt quay 7 vị của Cao Bằng, Tuyên Quang có gỏi cá bỗng sông Lô hay Bắc Cạn có món tôm chua, cá nướng Ba Bể.
Cháo ấu tẩu là món ăn mà dù bạn có bận cách mấy, có làm điều gì thì cũng nhất định không được bỏ qua. Món cháo được nấu từ loại gạo ngon cùng với thành phần chính là củ ấu tẩu, món ăn có vị đặng khá gắt nên mới ăn lần đầu sẽ khiến nhiều người cảm thấy ngán ngẩm, nhưng càng ăn thì lại càng nghiền, bị chính cái vị đắng đó mê hoặc. Củ ấu tẩu khi nấu lên ăn cũng khá bùi và thơm ngậy.
Vào những ngày mùa đông của miền bắc tràn về mang theo gió lạnh, để có thể làm dịu lại cái lạnh này thì thường người Hà Giang sẽ chọn cách ngồi lại với nhau và cùng thưởng thức hết một nồi cháo ấu tẩu còn nóng hổi.
Một khi đã ăn món vịt quay 7 vị này rồi thì ai cũng phải tấm tắc khen ngon, món ăn là đặc sản, là niềm tự hào của người Cao Bằng. Khác với các món vịt thông thường khác, vịt quay 7 vị Cao Bằng được chế biến công phu và tài tình ngay từ khi chọn vịt và mổ vịt.
Điểm nhấn tạo nên hương vị đặc biệt cho chính món vịt quay này là nằm ở gia vị ướp của nó, là thứ gia vị được làm nên từ 7 loại khác nhau, mà đó là bí quyết riêng của người Tày sổng ở miền đông tỉnh Cao Bằng. Những gia vị này được hòa cũng với mắm, muối rồi cho vào bụng vịt để quay. Gia vị thấm từ từ, từ trong ra ngoài cho thịt mềm, đậm đà và sâu sắc hơn.
Vịt quay có lớp da được quay vàng ươm mỡ màng, màu cánh gián đặc sắc. Lớp thịt phía dưới lớp da màu hồng đào, quay chín tới vừa khéo, thịt rất mềm và ngọt. Nhất là khi ngồi cạnh thì bạn khó có thể cưỡng lại mùi thơm nồng nàn, đầy quyến rũ của nó.
Những con có cá tuổi đời khoảng 1.5 - 2 tuổi, thịt cá chắc ngọt sẽ được dùng để chế biến gỏi, thịt được thái những lát thật mỏng, trắng trong và sạch sẽ.
Khác với những món gỏi khác vẫn thường dùng thính gạo để trộn thì ở món ăn này người ta dùng xương cá băm nhỏ ra rồi đem rang vàng, giã mịn cũng với lạc rang để trộn cá. Vì thế mà khi ăn cảm giác thơm chắc hơn và dinh dưỡng hơn rất nhiều.
Gặp một miếng cá bỗng thấm đẫm bột xương cá cuốn ăn cùng với các loại rau rừng, chấm vào chén nước chấm cay nóng đậm đà và thưởng thức. Vị của sông suối, vị của cây rừng, tất cả hòa quyện như một bản nhạc đỉnh cao, làm ai thưởng thức cũng say sưa, mê mẩn.
Chắc chắn ai cũng muốn được một lần được thử cái cảm giác ngồi bên bờ hồ Ba Bể mát mẻ và tươi mới, xung quanh là vài người bạn, trước mặt là vào kẹp cá nướng vừa mới được bắt từ dưới hồ lên nướng hãy còn nóng hổi, thơm nức, chén nước chấm tương ớt và vài chén rượu ngô cay nồng. Vừa trò chuyện cười nói vui vẻ, vừa cảm nhận được cái độ dai ngọt, bùi béo của cá, đậm đà, xay xè của nước chấm và ấm nồng của rượu.
cá trong hồ Ba Bể thường được người dân đánh bắt thủ công và chế biến hoàn toàn thủ công. Tuy cá không nhiều nhưng cứ đến đây, chắc chắn bạn sẽ được thưởng thức món cá nướng Ba Bể đầy mê hoặc này.
Ở Lạng Sơn, người ta vẫn luôn nhắc và tự hào về món nem nướng Hữu Lung. Món nem có cái tên gắn với chỉ một vùng miền nhưng lại có thể làm rạng danh của tỉnh. Nem nướng ăn cùng với cá đinh lăng, lá sung và chấm tương ớt. Món ăn vừa có vị béo ngọt và chua chua của nem, vị cay nồng của nước chấm cùng nhiều vị khác từ các loại rau, vô cùng hấp dẫn không một ai muốn từ chối nó đâu.
Nếu như Lạng Sơn tự hào về món nem nướng Hữu Lũng thì Thái Nguyên cũng tự hào giới thiệu với khách du lịch khắp nơi về món nem chua Đại Từ, đặc sản của quê hương mình. Món ăn chỉ cần nướng nhẹ qua than củi hay lăn qua chảo một lúc là có thể ăn được liền.
Nem chua Đại từ được làm từ thịt nạc mông, tỏi, rượu, tiêu hạt, thính và lá ổi. Chúng được chế biến và pha trộn một cách cẩn thận và kỹ lưỡng rồi sau đó gói lại cẩn thận trong lá chuối. Bạn có thể dễ dàng cảm nhận được cái vị mềm ngọt của thịt, bùi của lá ổi, các gia vị vừa miệng hoàn hảo.
Cua da ở Quảng Ninh thường chỉ xuất hiện vào khoảng tháng 9 và tháng 10 âm lịch, khi mùa đông mới về. Ở các đoạn ghềnh đá của sông Cầu chảy qua địa phận một số xã ven sông huyện Yên Dũng là thể bắt được cua da.
Cua da sau khi được nấu chín có màu vàng cam cực kỳ hấp dẫn, bạn có thể hấp bia, luộc hay rang muối ớt tùy thích. Thịt cua da ăn rất chắc và ngọt, có thể ăn được cả chân và càng cua vì chúng khá mềm. Chuẩn bị chén bột canh pha ít mù tạt, lát chanh là có thể thưởng thức được ngay.
Nói về đặc sản nổi bật của Quảng Ninh thì người dân ở đây có câu “Chả mực giã tay, ngon say lòng người”. Đúng là như vậy, món chả mực được làm từ những con mực còn tươi sống vừa mới bắt về từ vùng biển Hạ Long, được giã nặn thủ công nên vẫn còn giữ nguyên độ ngọt của nó.
Chả mực giã tay chiên lên vàng rộn, hút mắt. Khi ăn cảm tháy giòn giòn, sần sật. Thường người ta sẽ ăn kèm chả với xôi trắng, cuốn ăn với bánh rau sống hoặc chỉ ăn không thôi cũng thích mê rồi.
Người Mường sinh sống ở vùng Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ chính là những người đã khai sinh ra món thịt chua, món thịt được làm từ thịt lợn lửng do người Mường nuôi tự nhiên, món thịt có vị chua thơm đặc trưng lẫn một chút vị ngọt vô cùng cuốn hút, món thịt là đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ.
Thịt chua Thanh Sơn luôn được cánh mày râu ưa chuộng vì là một món mồi ngon xứng đáng. Thưởng thức thịt chua đúng cách là phải kèm thêm rổ rau với các loại rau như lá sung, đinh lăng, lá mơ, lá ổi,… chấm vào thứ nước chấm có độ cay nồng thì mới cảm nhận được hết hương vị có trong món ăn.
Link nội dung: https://chodichvu.vn/c-sn-min-ng-bc-vit-nam-qua-tng-lt-ct-a32162.html