8 cách chữa thủy đậu ở người lớn nhanh nhất và an toàn

Cách chữa thủy đậu ở người lớn là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm bởi những biến chứng không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là tinh thần của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị hợp lý.

Vậy thủy đậu ở người lớn được điều trị bằng cách nào? Cách chữa thủy đậu ở người lớn nhanh nhất là gì? Những thắc mắc này sẽ được các chuyên gia của Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC giải đáp ngay trong bài viết này.

BS Lê Thị Trúc Phương, Chuyên viên Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC: “Bệnh thủy đậu thường bùng phát đỉnh điểm vào đông hàng năm và kéo dài đến hết mùa xuân. Trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Thủy đậu ở người lớn cũng có thể xảy ra với diễn biến phức tạp và nguy hiểm hơn so với trẻ em”.

cách chữa thủy đậu ở người lớn nhanh nhất

Thủy đậu ở người lớn có nhiều biến chứng không nên xem nhẹ

Thủy đậu ở người lớn là bệnh truyền nhiễm do sự xâm nhập và lây lan của virus Varicella-zoster (VZV), thuộc họ Herpesviruses, có kích thước khoảng 150- 200mm, nhân ADN. Bệnh có nguy cơ tạo thành dịch bởi virus thủy đậu lây lan rất nhanh chóng từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua giọt bắn có chứa virus khi nói chuyện, ho, hắt hơi, chảy nước mũi hay người lành tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mụn nước thủy đậu bị vỡ.

Bất cứ ai cũng có khả năng mắc bệnh, trẻ em dưới 10 tuổi là lứa tuổi phổ biến nhất. Ở người lớn, tỷ lệ mắc thủy đậu thấp hơn do có thể đã có miễn dịch do mắc bệnh từ nhỏ. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp tái nhiễm, những trường hợp này rất hiếm, nếu có tái nhiễm thì các triệu chứng thường nhẹ hơn, không sốt và ít xuất hiện mụn nước.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn bao gồm, người lúc nhỏ chưa từng mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa từng tiêm vắc xin phòng bệnh thuỷ đậu, người lớn sống chung trong cùng gia đình với trẻ em dưới 10 tuổi vì đây là nhóm có nguy cơ thuỷ đậu cao nhất , người làm việc trong môi trường có nhiều trẻ nhỏ, người chăm sóc trẻ mắc bệnh thủy đậu,…

Triệu chứng thủy đậu ở người lớn cũng tương tự ở trẻ em, các triệu chứng ban đầu xuất hiện từ 7-21 ngày sau khi tiếp xúc với virus bao gồm: sốt nhẹ, đau nhức cơ thể, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn… Những triệu chứng này thường bắt đầu 1-2 ngày trước khi phát ban, khó chịu, mệt mỏi,… xuất hiện.

Tiếp theo, các đốm đỏ sẽ hình thành và lan ra khắp cơ thể. Những đốm đỏ này chính là mụn nước gây ngứa ngáy, khó chịu. Sau đó chúng vỡ ra, trở thành vết loét, kết vảy và bắt đầu bong tróc. Ở người lớn, số mụn nước dao động khoảng từ 250-500 nốt.

Một số biến chứng thủy đậu ở người lớn nguy hiểm như mất nước, nhiễm khuẩn da, mô mềm hoặc xương nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng vi khuẩn trong máu, xuất huyết, viêm não, viêm phổi, hội chứng Reye, hội chứng sốc độc.

thủy đậu ở người lớn trên da mặt

đốt thủy đậu trên cơ thể người lớn

Hình ảnh các nốt mụn nước đặc trưng của bệnh thủy đậu ở người lớn.

Phòng ngừa 98% nguy cơ bệnh thủy đậu với vắc xin

Hiện nay, bệnh thủy đậu đã có vắc xin phòng ngừa hiệu quả. Việc tiêm vắc xin đủ liều, đúng lịch có thể ngăn chặn tình trạng nhiễm virus VZV gây bệnh, nếu có mắc bệnh triệu chứng của bệnh cũng nhẹ hơn, không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ, ít mụn nước và nguy cơ gặp biến chứng cũng thấp hơn.

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo, tất cả mọi người nên hoàn thành đủ hai liều vắc xin thuỷ đậu cho mọi lứa tuổi, vắc xin đã được chứng minh tính an toàn tại hơn 100 quốc gia với hiệu quả phòng bệnh khoảng 98%. Tất cả người lớn chưa từng mắc bệnh thủy đậu, chưa tiêm phòng vắc xin, cũng như những người có xét nghiệm máu cho thấy không có miễn dịch bảo vệ với virus Varicella-zoster (VZV) đều cần tiêm vắc xin thuỷ đậu. [1]

tiêm vaccine ngừa thủy đậu cho người lớn
Tiêm vắc xin thủy đậu là biện pháp hữu hiệu giúp chặn đứng bệnh thủy đậu và giảm mức độ tổn thương do bệnh gây ra.

Cách chữa thủy đậu ở người lớn nhanh nhất

Dưới đây là một số cách chữa bệnh thủy đậu ở người lớn nhanh chóng, hiệu quả:

1. Nên điều trị sớm khi có các dấu hiệu thủy đậu

Bệnh thủy đậu người lớn có thể gây ra nhiều biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh thuỷ đậu có thể giảm số lượng sang thương, hạn chế bội nhiễm, ít để lại sẹo và các biến chứng nguy hiểm.

2. Sử dụng thuốc kháng virus Acyclovir theo chỉ định của bác sĩ

Đối với một số trường hợp, để giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và rút ngắn thời gian điều trị bệnh, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh thêm thuốc kháng virus Acyclovir. Acyclovir là một trong số loại thuốc kháng virus phổ biến, được sử dụng với liệu trình từ 5-7 ngày. Tùy vào mức độ bệnh, thể trạng sức khỏe và độ tuổi của bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê toa thuốc với liều lượng cụ thể cho từng người. Nếu được sử dụng trong khoảng 24 giờ đầu sau khi cơ thể phát ban, thuốc sẽ phát huy công dụng tốt nhất.

Mặc dù đây là được xem là một trong những phương pháp được dùng để điều trị thủy đậu nhưng Acyclovir có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: khó thở, nổi ban đỏ, sưng mặt, sưng lưỡi,… Do đó, để đảm bảo an toàn người bệnh cần tham khảo ý kiến và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.

chữa thủy đậu ở người lớn bằng thuốc
Một trong những cách chữa bệnh thủy đậu ở người lớn là sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ.

3. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn

Giảm nhẹ các triệu chứng thủy đậu ở người lớn được coi nguyên tắc chính để chữa bệnh hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị. Khi người bệnh sốt cao, đau nhức khắp cơ thể, đau đớn dữ dội do các vết loét,… có thể dùng paracetamol để giảm đau, cảm thấy thoải mái hơn. Paracetamol là loại thuốc giảm đau tương đối an toàn và có thể dùng ở nhiều đối tượng, kể cả cả phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ trên 2 tháng tuổi.

Aspirin cũng là loại thuốc giảm đau, chống viêm, hạ sốt, tuy nhiên loại thuốc này không được tự ý sử dụng, cần có sự đồng ý của bác sĩ bởi chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là hội chứng Reye.

4. Tắm bằng bột yến mạch hoặc baking soda

Bột yến mạch hoặc baking soda được chứng minh có chứa một số hợp chất có thể làm giảm viêm, giảm kích ứng và ngứa hiệu quả do thủy đậu (cũng như các vấn đề về da khác). Người bệnh có thể pha bột yến mạch/ baking soda với nước ấm, ngâm mình hoặc lau nhẹ nhàng vùng da bị tổn thương để giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Việc vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày còn giúp ngăn ngừa virus lây lan từ vùng da này sang vùng da khác.

5. Bôi kem dưỡng da Calamine

Kem dưỡng da Calamine là một hỗn hợp gồm calamine và oxit kẽm có hiệu quả trong việc giảm ngứa do thủy đậu nhờ đặc tính làm dịu da. Dùng tay (nên rửa tay sạch) hoặc tăm bông, thoa một lượng dưỡng da Calamine vừa đủ lên vùng da đang bị ngứa do thủy đậu. Lưu ý, tuyệt đối không bôi kem xung quanh vùng mắt.

bôi kem dưỡng da chứa calamine
Bôi kem dưỡng da Calamine cũng là cách chữa bệnh thủy đậu ở người lớn, giúp giảm các cơn ngứa do thủy đậu ở người lớn gây nên.

6. Uống đủ nước

Để giúp cơ thể tự đào thải virus, tránh các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần bổ sung đủ nước mỗi ngày. Nhất là khi người bệnh sốt do thủy đậu, cơ thể dễ mất nước & mất cân bằng điện giải. Lưu ý, người bệnh chỉ uống nước lọc hoặc dung dịch bù điện giải theo chỉ định của bác sĩ điều trị, không dùng các đồ uống khác trong giai đoạn điều trị bệnh.

7. Không nên gãi

Trong giai đoạn phát bệnh, mụn nước sẽ gây ngứa, khó chịu. Người bệnh cần hạn chế tối đa việc gãi hoặc chà xát lên các nốt mụn nước. Bởi khi gãi có thể làm các nốt mụn nước vỡ ra, gây lây lan sang các vùng da khác hoặc có thể gây nhiễm trùng và để lại sẹo lõm, sẹo thâm ảnh hưởng đến thẩm mỹ về sau.

không nên gãi các nốt thủy đậu
Cần hạn chế tối đa việc gãi hoặc chà xát lên các nốt mụn nước để tránh nhiễm trùng da và để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

8. Nên kiêng khem nghiêm ngặt để nhanh khỏi

Trong nguyên tắc điều trị thuỷ đậu ở người lớn, chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò vô cùng quan trọng. Rất nhiều người mắc thủy đậu bị biến chứng nặng là do gia đình có quan niệm chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian như kiêng gió, kiêng tắm,… khiến bệnh tình ngày càng trở nặng. Việc điều trị sai cách cũng dễ gây sẹo lồi, sẹo lõm trên khắp cơ thể, đặc biệt là vùng mặt, gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh mặc cảm, tự ti trong cuộc sống về sau. [2]

Các triệu chứng cần đến ngay bác sĩ khi phát hiện

  • Sốt cao kéo dài

Khi bị thủy đậu, người bệnh sẽ bị sốt trong khoảng 2-3 ngày, nếu trẻ nhỏ sốt cao > 39 độ và có những biểu hiện co giật, khó thở còn người lớn > 39.5 độ trong thời gian dài thì cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay lập tức.

  • Chảy mủ, người đỏ

Khi mới nhiễm bệnh, toàn thân chỉ xuất hiện những nốt ban đỏ, sau đó phát triển thành mụn nước bên trong chứa nhiều dịch trong suốt và rất dễ vỡ. Nếu được chăm sóc và điều trị tốt trong khoảng 7-10 ngày, bệnh sẽ nhanh khỏi, trong một số trường hợp kéo dài 2-4 tuần mới khỏi hẳn. Tuy nhiên, mụn nước thủy đậu có nguy cơ cao từ trong suốt chuyển sang màu trắng đục, chảy mủ nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách - đây cũng chính là dấu hiệu cảnh báo thủy đậu bội nhiễm.

Thủy đậu bội nhiễm có thể khiến người bệnh dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như phủ tạng, lở loét da, hoại tử, viêm thanh quản, viêm tai, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết,… thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

  • Rối loạn hành vi, giấc ngủ

Khi mắc thủy đậu ở người lớn, cơ thể người bệnh xuất hiện nhiều nốt mụn nước gây ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng ngứa ngáy kéo dài, đặc biệt vào ban đêm khiến người bệnh có thể rối loạn hành vi, giấc ngủ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sức khỏe.

  • Đi lại khó khăn

Trong trường hợp thủy đậu bội nhiễm, người bệnh bị lở loét da, hoại tử khiến việc đi lại, di chuyển rất khó khăn.

  • Vùng cổ bị cứng

Tình trạng cơ bắp căng cứng không rõ nguyên nhân, đặc biệt là cứng cổ vào buổi sáng có thể là dấu hiệu cơ thể báo hiệu nhiễm virus thủy đậu. Đau nhức cơ bắp cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, do đó người bệnh cần đến gặp trừ bác sĩ chẩn đoán.

  • Nôn ói thường xuyên

Trong một số trường hợp, bệnh thủy đậu ở người lớn có thể gây triệu chứng ở đường tiêu hóa như buồn nôn, đại tiện phân lỏng, chán ăn… Lúc này người bệnh nên đến bệnh viện sớm để được bác sĩ giải thích rõ về tình trạng bị thuỷ đậu kèm buồn nôn, đi ngoài phân lỏng.

  • Khó thở

Nếu có các triệu chứng bất thường như khó thở, ho nhiều, ho ra máu, tức ngực, thường xảy ra vào ngày thứ 3-5 sau khi phát bệnh, người bệnh có thể đã mắc viêm phổi thủy đậu, đây là biến chứng thường xảy ra ở người lớn.

  • Ho nặng

Người bệnh ngày càng ho nhiều, ho nặng, khó thở cũng cần khẩn trương đến bác sĩ, bởi đây là các triệu chứng bất thường của biến chứng viêm phổi do thủy đậu. Viêm phổi xảy ra với tỷ lệ khoảng 1/400 người trưởng thành mắc bệnh thủy đậu, hiếm khi xảy ra ở trẻ em có hệ miễn dịch tốt.

  • Đau bụng nặng

Đau bụng nặng cũng được xem là một triệu chứng của nhiễm trùng thủy đậu thường gặp ở những người bệnh bị ức chế miễn dịch.

  • Phát ban xuất huyết

Phát ban xuất huyết là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh thủy đậu xảy ra ở những người bị suy giảm miễn dịch hoặc người đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời bằng Acyclovir sẽ giúp người bệnh hồi phục hoàn toàn.

Chia sẻ cách chăm sóc người lớn bị thủy đậu để tránh lây lan

Bên cạnh các phương pháp điều trị thủy đậu ở người lớn kể trên, để cải thiện tình trạng sang thương do thủy đậu và ngăn chặn bệnh lây lan cho những người xung quanh, người bệnh nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Hạn chế đến nơi đông người, tránh tiếp xúc với người khác cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn;
  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên với xà phòng và nước sạch nhằm giảm nguy cơ phát triển nhiễm trùng thứ cấp. Lưu ý, chỉ lau nhẹ nhàng, không chà xát và lau khô da sau khi tắm để tránh gây kích ứng;
  • Thường xuyên rửa và khử khuẩn tay nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp do chạm, gãi hay làm tổn thương các nốt mụn nước thủy đậu;
  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, nhất là khi cơ thể mệt mỏi nhiều và sốt nhằm giảm căng thẳng, tạo sự thoải mái cho cơ thể.

Điều trị thủy đậu ở người lớn bao lâu thì khỏi?

Thời gian điều trị thủy đậu ở người lớn thường từ 10-14 ngày sau khi mụn nước đóng vảy và bong vảy. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người bệnh mà thời gian có thể nhanh hơn hoặc lâu hơn.

bác sĩ căn dặn bệnh nhân
Cách chữa bệnh thủy đậu ở người lớn là gì? Điều trị thủy đậu ở người lớn bao lâu thì khỏi? Đây là thắc mắc của rất nhiều người.

Sau khi điều trị khỏi thủy đậu ở người lớn có tái phát không?

RẤT HIẾM trường hợp bị tái phát bệnh thủy đậu ở người lớn, bởi sau khi mắc bệnh, cơ thể đã hình thành miễn dịch với bệnh. Tuy nhiên, virus Varicella-zoster gây bệnh sẽ đi sâu vào các hạch thần kinh và tồn tại âm thầm ở đó, khi hệ miễn dịch suy yếu hoặc gặp các điều kiện thuận lợi khác như suy nhược cơ thể, căng thẳng, virus sẽ hoạt động trở lại và gây bệnh zona thần kinh.

Bên cạnh đó, trẻ dưới 6 tháng tuổi mắc bệnh thủy đậu hoặc người bị thủy đậu lần đầu ở mức độ nhẹ, kháng thể sinh ra sau lần mắc bệnh chưa mạnh đủ để chống chọi virus thủy đậu ở lần tiếp theo. Những trường hợp này, mặc dù khả năng tái phát thủy đậu chiếm tới 10-20% nhưng so với lần đầu thì lần mắc bệnh kế tiếp sẽ ở mức độ nhẹ và nhanh phục hồi hơn, các triệu chứng cũng không nghiêm trọng như lần đầu.

Mẹo để hạn chế để lại sẹo khi chữa thủy đậu ở người lớn

Chuyên gia cho biết để hạn chế sẹo khi chữa bệnh thủy đậu ở người lớn, người bệnh cần lưu ý: không gãi, không chà xát hoặc nặn các nốt mụn nước thủy đậu vì có thể làm chúng bị vỡ; hạn chế ánh sáng mặt trời bằng cách sử dụng kem chống nắng, đội mũ rộng vành khi ra đường; uống nhiều nước và bổ sung các loại vitamin cần thiết; thường xuyên giữ gìn vệ sinh cơ thể.

Chữa thủy đậu ở người lớn ở bệnh viện nào?

Khoa Da liễu tại Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh là một trong những chuyên khoa hàng đầu được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại và luôn cập nhật những kỹ thuật khám, điều trị thủy đậu ở người lớn tiên tiến nhất trên toàn Thế Giới.

Đây còn là nơi quy tụ đội ngũ những chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về Da liễu như TS.BS Đặng Thị Ngọc Bích, BS.CKI Nguyễn Thị Kim Dung, bác sĩ CKI Võ Thị Tường Duy,… đều là những bác sĩ vững chuyên môn, giàu kinh nghiệm giúp chẩn đoán bệnh chính xác, người bệnh phục hồi nhanh chóng, giảm thời gian nằm viện để điều trị.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc người bệnh thuỷ đậu và những vấn đề về da khác, bạn có thể liên hệ Hệ thống bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Hà Nội:

  • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
  • Hotline: 024 3872 3872 - 024 7106 6858

TP.HCM:

  • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
  • Hotline: 093 180 6858 - 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Chi phí điều trị thủy đậu ở người trưởng thành là bao nhiêu?

Chi phí điều trị thủy đậu ở người trưởng thành sẽ tùy thuộc vào việc chẩn đoán tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm lâm sàng như xét nghiệm máu, chụp X-quang, xét nghiệm PCR,… nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh cụ thể, mức độ sang thương do bệnh gây ra và các biến chứng thủy đậu ở người lớn nếu có.

Sau khi có các kết quả kiểm tra, xét nghiệm cho thấy người bệnh mắc thủy đậu, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị và hướng dẫn điều trị bệnh cụ thể. Bên cạnh các chi phí trên, người bệnh có thể trả thêm một số chi phí khác như: thuốc điều trị, tái khám, đi lại…

Cách chữa bệnh thủy đậu ở người lớn không khó. Song đòi hỏi người bệnh phải chủ động và có ý thức với sức khỏe của chính mình. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu thêm thông tin về bệnh và tuân thủ đúng y lệnh của bác sĩ để tránh những biến chứng đáng tiếc do bệnh thủy đậu gây ra.

Link nội dung: https://chodichvu.vn/8-cch-cha-thy-u-ngi-ln-nhanh-nht-v-an-ton-vnvc-a32205.html