Lý giải ngũ hành tương sinh tương khắc trong phong thủy

Ngũ hành tương sinh là gì? Ngũ hành tương khắc là gì? Mối quan hệ của ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp và giải đáp tất cả những câu hỏi liên quan về quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc trong phong thủy, các bạn hãy tham khảo nhé!

Nội dung:

1. Tổng quan về ngũ hành trong phong thủy

Trước khi đi sâu tìm hiểu mối quan hệ của ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc trong phong thủy, chúng ta sẽ đi tìm hiểu sơ qua về thuyết ngũ hành là gì, cũng như đặc tính của ngũ hành.

Ngũ hành là 5 hành tố cơ bản: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ

1.1 Ngũ hành được hiểu là thế nào?

Theo quan niệm của người phương Đông, ngũ hành tác động đến vạn vật trên trái đất. Ngũ hành có 5 yếu tố cơ bản là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Các yếu tố này đều có sự tác động qua lại lẫn nhau và có những tính chất riêng.

  • Hành Thổ tượng trưng cho đất, có tính sinh sản, nuôi dưỡng
  • Hành Mộc tượng trưng cho cây, có tính động, khởi đầu.
  • Hành Thủy tượng trưng cho nước, có tính tàng chứa
  • Hành Kim tượng trưng cho kim loại, có tính chất thu lại

1.2 Đặc tính của ngũ hành

Ngũ hành có 3 đặc tính cơ bản đó là lưu hành, luân chuyển, biến đổi không ngừng.

Lưu hành có nghĩa là 5 vật chất lưu hành tự nhiên trong không gian và thời gian. Ví như nước khi lưu hành nó sẽ cuốn đi tất cả mọi thứ nó lướt qua.

Luân chuyển nghĩa 5 vật chất luân chuyển tự nhiên. Ví dụ hành mộc là cây sẽ phát triển từ mầm rồi lớn dần theo thời gian.

Biến đổi không ngừng có nghĩa là 5 vật chất sẽ biến đổi ví dụ như kim loại trong lòng đất được khai thác để chế tác thành các vật dụng trong cuộc sống hay mộc phát triển dần và sẽ thu được gỗ để làm nhà hay các vật dụng nội thất bằng gỗ.

1.3 Các quy luật của ngũ hành

Trong ngũ hành có hai quy luật lớn được ứng dụng nhiều là quy luật tương sinh và quy luật tương khắc. Hai yếu tố này không tách rời mà luôn có sự gắn kết với nhau, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc, ngược lại trong tương khắc luôn tồn tại tương sinh. Đây cũng chính là nguyên lý cơ bản nhất để duy trì sự sống của vạn vật.

Trong ngũ hành có hai quy luật lớn được ứng dụng nhiều là quy luật tương sinh và quy luật tương khắc

2. Chi tiết về ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ

Theo lý thuyết ngũ hành, mỗi người sinh ra đều gắn với 1 “mệnh” nhất định và mỗi mệnh lại có các đặc trưng và tính chất riêng. Và để biết được mệnh của mình là mệnh gì, các chuyên gia phong thủy căn cứ vào Thiên Can - Địa Chi của năm sinh âm lịch. Cụ thể:

Ta có thể sử dụng phép tính như sau: Can + Chi = Mệnh.

Trong đó: Can ứng với 10 can khác nhau. Theo thứ tự gồm : Giáp - Ất - Bính - Đinh - Mậu - Kỷ - Canh - Tân - Nhâm - Quý. Các Can có giá trị như sau:

  • Giáp, Ất = 1
  • Bính, Đinh = 2
  • Mậu, Kỷ = 3
  • Canh, Tân = 4
  • Nhâm, Quý = 5

Chi biểu thị 12 chi. Tức 12 con giáp. Trong vòng hoàng đạo của tử vi phương Đông. Các con giáp lần lượt là: Tý - Sửu - Dần - Mão - Thìn - Tỵ - Ngọ - Mùi - Thân - Dậu - Tuất - Hợi. Giá trị của các Chi là:

  • Tý, Sửu, Ngọ, Mùi = 0
  • Dần, Mão, Thân, Dậu = 1
  • Thìn, Tỵ, Tuất, Hợi = 2

➜ Để tính mệnh cho một tuổi ta chỉ cần lấy Can+Chi ra kết quả bao nhiêu so với bảng giá trị trên là biết mệnh. Ta có bảng tra Giá trị ứng với các Mệnh như sau: Kim = 1, Thủy = 2, Hỏa = 3, Thổ = 4, Mộc = 5. Nếu kết quả > 5 thì trừ đi 5 để ra mệnh.

2.1 Người mang mệnh Kim

Trong thuyết ngũ hành, người mệnh Kim đại diện của kim loại rắn, đại diện cho mùa thu và sức mạnh. Những kim loại chìm sâu dưới lớp vỏ trái đất, chúng mang giá trị tiềm ẩn, nội lực vững chắc nhưng phát sáng khi cần.

Người mệnh Kim đại diện của kim loại rắn, đại diện cho mùa thu và sức mạnh

Theo nghĩa tích cực, mệnh Kim được xem là những món trang sức xinh đẹp, trang nhã và lộng lẫy, nhưng xét về tiêu cực Kim là vật chế tạo ra đao kiếm, là biểu tượng của chiến tranh và xung đột.

Những người mệnh Kim được đánh là người có tướng mạo ngũ phương tức là mặt vuông, trán vuông, cằm vuông, tai vuông, đầu ngón tay và hình dạng bàn tay vuông.

Những người mệnh Kim là những con người coi trọng nghĩa khí hơn tài năng, họ khiêm nhường và biết tiết chế bản thân trong các mối quan hệ. Họ cũng là những người giỏi giao tiếp, lý lẽ sắc bén, có con mắt quan sát tinh tường. Đồng thời họ biết cách sắp xếp và tổ chức công việc nên những người này được xem là người có tài lãnh đạo.

Tuy nhiên, điểm yếu của người mệnh Kim là họ khá ngang ngạnh, luôn có sự so sánh và toan tính với những người xung quanh, không thích thua kém và thiếu kiên nhẫn.

Tuổi và năm sinh của một số người mang mệnh Kim: Nhâm Dần 1962; Quý Mão 1963; Canh Tuất 1970; Tân Hợi 1971; Giáp Tý 1984; Ất Sửu 1985;…

2.2 Người mang mệnh Mộc

Theo như thuyết ngũ hành tương sinh, tương khắc thì mệnh Mộc tượng trưng cho sự kết nối sự sống, như rễ, thân, nhánh và lá tương hợp với nhau vì sự sống của cả cây. Hành Mộc sinh Hỏa, được Thủy tương sinh, khắc kỵ với Kim và Thổ.

Mệnh Mộc tượng trưng cho sự kết nối sự sống, như rễ, thân, nhánh và lá

Người thuộc mệnh Mộc rất năng nổ, thích thám hiểm, ngay thẳng, nhiệt tình, chủ động, luôn có mục đích và ghét lẩn tránh. Họ có nhiều ý tưởng độc đáo, sáng tạo, thích kết bạn và làm quen với mọi người, luôn sẵn sàng giúp đỡ khi ai đó gặp khó khăn, vì vậy nên rất hay được người khác giúp. Tuy nhiên, nhược điểm của những người mang mệnh Mộc đó chính là dễ nổi giận, khó kiềm chế được cảm xúc, không kiên trì.

Tuổi và năm sinh của một số người mang mệnh Mộc: Tuổi Mậu Tuất 1958; Tuổi Kỷ Hợi 1959; Tuổi Nhâm Tý 1972; Tuổi Quý Sửu 1973; Tuổi Canh Thân 1980;…

2.3 Người mang mệnh Thủy

Trong thuyết ngũ hành, người mệnh Thủy sẽ tượng trưng cho nước. Bởi vậy những những người mệnh Thủy thường mang cho mình những nét đặc trưng riêng liên quan đến nghệ thuật hoặc vẻ đẹp mềm mại, nhu hòa, và họ thường rất khéo tay.

Người mệnh Thủy sẽ tượng trưng cho nước mềm mại, nhu hòa

Người mệnh Thủy có tính cách nhẹ nhàng, dịu dàng nhưng cũng không kém phần thông minh. Những người thuộc mệnh này luôn đặt ra mục tiêu cụ thể, rõ ràng cho cuộc đời của mình và nhất định sẽ đạt được.

Tuổi và năm sinh của người mang mệnh Thủy: Bính Ngọ 1966; Đinh Mùi 1967; Giáp Dần 1974; Ất Mão 1975; Nhâm Tuất 1982; Quý Hợi 1983;…

2.4 Người mang mệnh Hỏa

Mệnh Hỏa trong ngũ hành tương sinh, tương khắc là đại diện cho sự sống, tượng trưng cho lửa, cho mùa hè nóng bức. Xét theo ý nghĩa tích cực thì Hỏa tượng trưng cho công bằng, công lý hay danh dự. Nếu xét theo khía cạnh tiêu cực thì Hỏa lại đại diện cho chiến tranh.

Mệnh Hỏa đại diện cho sự sống, tượng trưng cho lửa, cho mùa hè nóng bức

Người mệnh Hỏa vừa thông minh, lại vừa tài trí, năng động, sáng tạo. Họ thích tham gia những công việc tập thể với vai trò lãnh đạo, nắm trong tay quyền lực để quản lý mọi người. Tuy nhiên, người mệnh Hỏa khá hiếu thắng, nóng vội, thường hay mạo hiểm quyết định mọi việc theo cảm hứng, trực giác của mình.

Tuổi và năm sinh của người mang mệnh Hỏa: Bính Thân 1956; Đinh Dậu 1957; Giáp Thìn 1964; Ất Tỵ 1965; Mậu Ngọ 1978; Kỷ Mùi 1979; Bính Dần 1986;…

2.5 Người mang mệnh Thổ

Thổ là đất, là môi trường để ươm trồng, nuôi dưỡng, phát triển và cũng là nơi sinh ký tử quy của mọi sinh vật. Thổ tượng trưng cho đất đai, thiên nhiên và nguồn cội của sự sống, thể hiện sự bình an.

Thổ tượng trưng cho đất đai, thiên nhiên và nguồn cội của sự sống, thể hiện sự bình an

Những người mang mệnh Thổ tính tình khép kín, ít khi giao tiếp, trò chuyện cùng với mọi người xung quanh. Nhưng trong mọi mối quan hệ, người mệnh Thổ luôn thể hiện sự trung thành của mình cùng với đối phương, sẵn sàng hy sinh bản thân mình cho người khác.

Tuổi và năm sinh của người mang mệnh Thổ: Canh Tý 196; Tân Sửu 1961; Mậu Thân 1968; Kỷ Dậu 1969; Bính Thìn 1976; Đinh Tỵ 1977;…

3. Ngũ hành tương sinh là gì?

Ngũ hành tương sinh được hiểu là những mối quan hệ sinh ra nhau một cách thứ tự, thúc đẩy và dựa vào nhau để tồn tại và phát triển. Sự tuần hoàn này được duy trì từ đời này sang đời sau để tồn tại và không bao giờ kết thúc.

Quy luật tương sinh cũng có thể được sử dụng để giải thích các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên cũng như sự biến hóa của ngũ hành.

Mộc sinh Hỏa: Mộc nghĩa là cây khô. Cây khô khi đốt cháy có thể tạo thành ngọn lửa lớn. Chính vì vậy yếu tố Mộc đối với Hỏa chính là nguyên liệu quan trọng và thiết yếu nhất.

Hỏa sinh Thổ: Hỏa là lửa, lửa có khả năng đốt cháy toàn bộ mọi thứ trên đời. Hỏa sinh Thổ theo đó cũng hình thành.

Thổ sinh Kim: Thổ được hiểu đơn giản là đất cát, đồi núi, trong núi sẽ nhiều tài nguyên. Kim là kim loại, là các loại quặng được hình thành trong đất.

Kim sinh Thủy: Kim ở đây cũng có nghĩa là kim loại được nung chảy tạo thành một loại dung dịch dạng lỏng tức là Kim sinh Thủy.

Thủy sinh Mộc: Thủy là nước là yếu tố quan trọng để cây cối sinh sôi và phát triển. Cây cối trong ngũ hành là đại diện cho mệnh Mộc.

Quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc

4. Ngũ hành tương khắc là gì?

Ngũ hành tương khắc lại trái ngược hoàn toàn với tương sinh, nó là mối quan hệ khắc chế, cản trở lẫn nhau của các yếu tố. Quá trình tương khắc này cũng tuần hoàn không ngừng. Các mối quan hệ tương khắc giữa các hành gồm có:

Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa

Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại

Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây cối.

Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.

Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.

5. Ý nghĩa của ngũ hành tương sinh, tương khắc

Nhìn chung, quan niệm ngũ hành tương sinh giúp chúng ta dễ dàng tìm hiểu được mối quan hệ của các hành trong phong thủy. Từ đó có thể đưa ra những lựa chọn tốt để có được hành tương sinh, mang đến nhiều thuận lợi, may mắn, hạnh phúc.

Ngoài ra, dựa vào quy luật tương khắc người ta có thể biết được mình không hợp với mệnh nào để tránh các mệnh tương khắc, tránh những điều xui xẻo, không may mắn đối với bản thân và gia đình.

Nói chung, nắm rõ về ngũ hành tương sinh, tương khắc sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về con người cũng như vạn vật trong đời sống này.

6. Ứng dụng của ngũ hành tương sinh, tương khắc trong đời sống

Ngũ hành tương sinh, tương khắc hiện được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như cưới hỏi xây nhà, sinh con, làm ăn buôn bán.

6.1 Ứng dụng của ngũ hành tương sinh, tương khắc trong xây nhà

Ngũ hành tương sinh tương khắc đặc biệt được chú ý trong xây dựng nhà cửa

Đây có lẽ là ứng dụng quan trọng nhất của ngũ hành tương sinh, tương khắc. Người ta sẽ dựa vào bản mệnh của mình để mua, xây dựng, tu sửa nhà cửa. Tuy nhiên, tùy theo bản mệnh của gia chủ mà việc cân nhắc lựa chọn hướng nhà phù hợp để mang lại may mắn, hạnh phúc.

Đối với gia chủ mang mệnh Mộc hợp với 02 hướng Đông, Nam và Đông Nam.. Còn nếu chọn mua chung cư thì nên chọn các căn ở tầng số 3, số 8 (tượng trưng cho Mộc) hoặc căn số 1, số 6 (tượng trưng cho Thủy). Nên tránh các căn chung cư nằm ở các tầng có chứa chữ số 2,4,7,9.

Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa nên xanh lá, trắng, nâu là những màu sơn vô cùng phù hợp với gia chủ mệnh Mộc. Bên cạnh đó.

Đối với gia chủ mang mệnh Kim thì nên ưu tiên lựa chọn xây, mua nhà theo các hướng Tây hoặc Tây Bắc. Ngoài ra, nếu chọn mua chung cư, người mệnh Kim nên chọn các số tầng: 2, 5, 9, 12, 15 hoặc 19.

Về màu sắc nhà cửa, do Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, gia chủ nên chọn sơn nhà theo các tông màu tương sáng như vàng, trắng, xám,…

Hướng nhà phù hợp với người mang mệnh Thủy nhất chính là hướng Bắc. Còn nếu chọn mua chung cư thì nên chọn các căn ở tầng 1,6,4 và 9. Tránh các con số 0,2,7,5 tượng trưng cho hành Hỏa và hành Thổ. Về màu sắc, người mệnh Thủy nên chọn sơn nhà màu trắng, xanh da trời,…

Nếu bạn thuộc mệnh Hỏa, hãy chọn xây nhà hoặc mua nhà nằm ở hướng Nam thuộc bản mệnh là tốt nhất. Còn nếu chọn mua chung cư thì nên chọn các căn ở tầng 2,7,3 và 8. Tránh mua căn hộ nằm ở các tầng 1,6 thuộc hành Thủy. Người mệnh Hỏa hợp với những gam màu nóng như: đỏ, cam, hồng, tím, xanh lá.

Với gia chủ mang mệnh Thổ, khi xây hay sửa nhà cửa nên lưu ý chọn hướng Đông Bắc và Tây Nam. Hãy chọn các căn hộ chung cư nằm ở các tầng liên quan tới số 0,2,5 hoặc số 7. Các đồ vật trang trí nên làm bằng gốm sứ, đá, cẩm thạch.

6.2 Ứng dụng của ngũ hành tương sinh, tương khắc trong cưới hỏi

Những người Châu Á thường tin rằng, mỗi cá thể là tinh hoa của tạo hóa và được quy tụ đủ các yếu tố tuổi và mệnh. Nếu hai người có mạng số tương hợp thì hôn nhân sẽ hạnh phúc, sự nghiệp thuận buồm xuôi gió. Ngược lại, chắc chắn hôn nhân lục đục, gia đạo sẽ gặp tai ương.

Khi cưới hỏi nên xem tuổi đôi trai gái có hợp mệnh không

Vì vậy, trước khi tiến đến hôn nhân, người ta thường đi xem tuổi đôi trai gái xem có hợp mệnh hợp tuổi không? Mệnh chính là dựa vào ngũ hành tương sinh, tương khắc. Vì vậy để tránh lãng phí thời gian yêu đương mà không đến được với nhau thì tốt nhất hãy xem tuổi trước rồi hẵng yêu nhé.

6.3 Ứng dụng của ngũ hành tương sinh, tương khắc trong sinh con

Dẫu biết rằng con cái là của trời cho, có con là có lộc. Tuy nhiên, không ít gia đình sau khi sinh con trở nên túng thiếu, con cái dễ ốm đau rồi trở nên hư hỏng chỉ vì con sinh ra không hợp mệnh hoặc hợp tuổi cha mẹ.

Bởi vậy, trong kế hoạch sinh còn của mình, việc lựa chọn năm sinh con để hợp tuổi bố mẹ cũng rất cần thiết. Để sinh con hợp tuổi bố mẹ ta có thể dựa vào Thiên Can, Địa Chi, và Ngũ Hành, mọi vật tồn tại đều có sự tương sinh và tương khắc nên dựa vào đó ta có thể xem tuổi hợp hay không.

Lựa chọn năm sinh con hợp tuổi bố mẹ cũng rất cần thiết

6.4 Ứng dụng của ngũ hành tương sinh, tương khắc trong kinh doanh

Việc chọn tuổi hợp làm ăn buôn bán, kinh doanh là rất cần thiết. Bởi nếu chọn được đối tác có tuổi hợp làm ăn, công việc sẽ hanh thông thuận buồm xuôi gió. Ngược lại nếu đối tác không hợp tuổi hay phạm vào tứ hành xung sẽ dẫn đến tán gia bại sản, mất cả cơ đồ.

Tốt nhất, hãy chọn đối tác có mệnh tương sinh với mình để được hỗ trợ thật tốt trong công việc làm ăn. Tuy nhiên muốn chọn được người có tuổi hợp cần phải dựa vào rất nhiều yếu tố. Có một số yếu tố là cơ sở cho việc chọn tuổi hợp nhau, đó là dựa vào Cung mệnh, vào Thiên can Địa chi và vào Thiên mệnh trong đó Cung mệnh là quan trọng nhất.

6.5 Ứng dụng ngũ hành tương sinh, tương khắc trong lựa chọn các vật phẩm phong thủy/trang trí

Việc sử dụng các vật phẩm trang trí, đồ vật phong thủy cho không gian nội thất cần phải lựa chọn thật kỹ lưỡng. Nếu lựa chọn được vật phẩm phong thủy phù hợp với mệnh theo ngũ hành sẽ giúp hài hòa, cân bằng, nâng cao năng lượng tốt trong cuộc sống và công việc của gia chủ.

Chính vì vậy, việc nắm được quan niệm ngũ hành, bạn có thể dễ dàng lựa chọn những vật phẩm phù hợp với cung hoàng đạo của mình sẽ mang lại nhiều sức khỏe, may mắn và phú quý. Đồng thời biết nên đặt chúng ở đâu trong nhà để khiến không gian sống trở nên hoàn hảo hơn.

Chọn vật phẩm phong thủy hợp mệnh giúp hài hòa, cân bằng, nâng cao năng lượng tốt trong cuộc sống và công việc của gia chủ

6.6 Ứng dụng ngũ hành tương sinh, tương khắc trong việc chọn cây cảnh

Cây cảnh giúp cho không gian sống gia đình trở nên hài hòa, thoải mái hơn. Tuy nhiên, chọn được những loại cây hợp với mệnh của mình thì lại càng tốt nhất.

  • Người thuộc hành Kim nên chọn cây Bạch Mã Hoàng Tử, cây Lan Ý, Cây Ngọc Ngân, cây Bạch Lan, cây Phát Tài,..
  • Người thuộc hành Thủy nên lựa chọn cây Phát Tài Búp Sen, cây Phát Lộc, cây Kim Tiền, cây Lan Ý,…
  • Người thuộc hành Hỏa thì cây Trầu bà Đế Vương đỏ, cây đa Búp Đỏ, cây Vạn Lộc, cây Đuôi Công Tím,…. là sự lựa chọn tốt nhất.
  • Người thuộc hành Thổ thích hợp nhất vẫn là cây Lưỡi Hổ Vàng, cây Sen Đá Nâu, cây Lan Hồ Điệp hay cây Ngũ Gia Bì,…
  • Người thuộc hành Mộc, cây Ngọc Bích, cây Vạn Niên Thanh, cây Trường Sinh, cây Cau Tiểu Trâm,…

7. Những vấn đề lưu ý nếu sử dụng sai ngũ hành tương sinh, tương khắc

Việc ứng dụng ngũ hành tương sinh, tương khắc trong cuộc sống nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra không hề đơn giản chút nào. Nếu bạn làm đúng thì may mắn sẽ luôn tìm đến với bạn nhưng nếu sử dụng sai cách, nó có thể gây hại rất nhiều đến đời sống vật chất lẫn tinh thần. Điều đó cũng giống như việc củi là thứ tạo ra lửa nhưng sẽ là một đám cháy lớn nếu như có quá nhiều củi, chúng có thể khiến bạn gặp phải hỏa hoạn, nguy hiểm đến tính mạng.

Cho nên nguyên lý ngũ hành phải được vận dụng đúng đắn, linh hoạt. Vì vậy, nếu không có kinh nghiệm, tốt nhất bạn nên học hỏi từ những chuyên gia để có được sự hỗ trợ tốt nhất.

Trên đây là những thông tin cơ bản về ngũ hành tương sinh, tương khắc. Hy vọng những thông tin trên của Housef đã giúp bạn lý giải các quy luật liên quan đến ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc và ứng dụng của nó trong đời sống. Để xem thêm các bài viết liên quan đến vấn đề phong thủy, các bạn hãy nhớ ghé website của chúng tôi thường xuyên nhé!

PASS: 33984

Link nội dung: https://chodichvu.vn/l-gii-ng-hnh-tng-sinh-tng-khc-trong-phong-thy-a32307.html