Chân răng bị đen ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng nếu không sớm có biện pháp điều trị kịp thời. Vậy đen chân răng là bệnh gì? Phải làm sao để khắc phục?
Chân răng bị đen là hiện tượng trên bề mặt răng hoặc xung quanh cổ răng xuất hiện các đốm đen. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, thường gặp nhất là:
Sau khi ăn, nếu các mảnh vụn thức ăn không được làm sạch, chúng sẽ tích tụ lại trên bề mặt răng, lâu dần có thể làm cho chân răng bị đen đi.
Khi men và ngà răng bị bào mòn do các tác động cơ học hoặc hóa học, vi khuẩn có thể xâm nhập và phá hủy hình thể răng, hình thành các lỗ sâu màu đen.
Người hút thuốc lá hoặc tiêu thụ nhiều thực phẩm có màu sậm như trà, cà phê… có thể bị đen chân răng do nhiễm màu.
Răng sứ kim loại có phần sườn được làm từ hợp kim (Crom - Coban, Crom - Niken, Titan…), bên ngoài được phủ bởi một lớp sứ trắng mỏng.
Dưới sự tác động của nước bọt và các chất có trong khoang miệng dẫn đến việc sau một thời gian sử dụng sẽ làm cho khung sườn của răng sứ kim loại bị đen đi, gây đen viền nướu răng rất mất thẩm mỹ.
Dù cho bất kỳ nguyên nhân nào khiến cho chân răng bị đen cũng cần phải được khắc phục nhanh chóng để phòng tránh các biến chứng gây hại đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ của răng.
Chữa chân răng bị đen sẽ không quá khó khăn nếu được thực hiện ở những giai đoạn bệnh lý, tổn thương ở răng chưa quá nghiêm trọng.
Bệnh nhân khi nhận thấy chân răng có các dấu hiệu xỉn đen bất thường, đau nhức, ê buốt khó chịu cần nhanh chóng đến gặp ngay bác sĩ để được khám chữa hiệu quả bằng các biện pháp chuyên khoa phù hợp.
Điều trị càng sớm sẽ khá đơn giản, nhanh chóng, tăng khả năng bảo tồn được răng thật, tiết kiệm chi phí tối ưu.
Quan trọng hơn hết đó là cần lựa chọn kỹ lưỡng địa chỉ uy tín để an tâm hơn về độ an toàn cũng như hiệu quả đạt được.
Tùy vào từng mức độ nặng nhẹ của tình trạng đen chân răng, bệnh nhân có thể tìm đến nha khoa hoặc tự chữa trị tại nhà. Các cách khắc phục tình trạng chân răng bị đen phổ biến hiện nay gồm có:
Với những trường hợp đen chân răng nhẹ bạn có thể áp dụng một số biện pháp chữa trị đơn giản tại nhà như:
Sử dụng baking soda trộn với nước hoặc chanh để tạo thành hỗn hợp sệt. Dùng hỗn hợp này để đánh răng nhẹ nhàng trong khoảng 1-2 phút để loại bỏ mảng bám, vết ố đen trên răng.
Bạn có thể lấy một ít muối đem hòa với nước cốt chanh. Sử dụng hỗn hợp này để chà lên bề mặt vị trí chân răng bị đen sẽ giúp làm sạch các mảng bám, cải thiện màu sắc răng thẩm mỹ hơn.
Vỏ cam rửa sạch, thái sợi rồi đem phơi khô. Sau đó dùng vỏ cam đã phơi khô xay nhuyễn thành dạng bột mịn. Dùng phần bột cam vừa thu được rắc lên bàn chải đánh răng và chà nhẹ nhàng lên vùng chân răng bị đen. Đồng thời chà khắp trên bề mặt để giúp răng sạch sẽ hơn, hết mảng bám. Răng không những trắng sáng mà còn cải thiện hơi thở thơm mát, dễ chịu hơn.
Khi phát hiện chân răng có dấu hiệu bị đen nhiều, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và có biện pháp khắc phục phù hợp.
Trong trường hợp này, lấy cao răng là giải pháp hữu hiệu nhất. Điều này không chỉ giúp cải thiện màu sắc thẩm mỹ cho hàm răng mà còn loại bỏ nơi cư trú của vi khuẩn.
Bề mặt của cao răng thường nhám và có tính bám dính. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào bề mặt răng, sinh sôi và phát triển trong khoang miệng, làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu,…
Lấy vôi răng tại nha khoa là quá trình bác sĩ sử dụng các thiết bị chuyên biệt tác động vào các mảng bám và cao răng, khiến chúng bong ra.
Quá trình cạo vôi răng tại Nha Khoa Đông Nam:
Tại Nha khoa Đông Nam, thao tác này được thực hiện bằng dụng cụ siêu âm hiện đại. Do đó, thời gian thực hiện khá nhanh chóng, an toàn và thường không gây đau nhức cho bệnh nhân.
Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ loại bỏ các mô răng bị sâu hỏng. Sau đó, phục hình răng bằng cách trám răng hoặc bọc răng sứ.
Nếu răng bị tổn thương quá nặng, không thể điều trị được nữa, bác sĩ bắt buộc phải nhổ bỏ răng và trồng lại bằng các kỹ thuật phù hợp.
Trước khi trám răng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và tư vấn cho bệnh nhân đặc điểm của loại vật liệu sẽ được sử dụng. Sau đó, cho bệnh nhân súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng, sát trùng vùng răng sâu cần điều trị để tránh hiện tượng lây nhiễm chéo.
Tiếp đến, bác sĩ sẽ gây tê vùng răng cần điều trị để bệnh nhân không cảm thấy đau nhức trong suốt quá trình bác sĩ loại bỏ các mô răng bị sâu hỏng và tiến hành trám răng.
Khi vùng răng sâu đã được làm sạch, bác sĩ sẽ lấp đầy các khoảng trống bị thiếu khuyết bằng vật liệu chuyên dụng, thường là Amalgam hoặc Composite. Sau khi thực hiện, chiếc răng được điều trị sẽ trở về hình dáng ban đầu.
Vật liệu trám răng được sử dụng tại Nha khoa Đông Nam là Composite. Với tính dẻo và khả năng điều chỉnh màu linh hoạt, loại vật liệu này có thể sử dụng cho tất cả vị trí răng trong cung hàm ở các tình huống phục hình khác nhau.
Trám răng mang lại hiệu quả rất tích cực trong việc phục hình các răng bị sâu, viêm tủy hoặc gãy, vỡ nhẹ, không mất quá nhiều mô răng hoặc ảnh hưởng đến tủy.
Trước khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ thăm khám, lập kế hoạch điều trị và tư vấn cho bệnh nhân về loại răng sứ nên sử dụng.
Với các răng ở phía trước, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên chọn các loại được làm hoàn toàn bằng sứ để có được hiệu quả thẩm mỹ tối ưu nhất. Bởi sau một thời gian sử dụng, các dòng có khung sườn được làm từ kim loại thường gây đen viền nướu răng.
Sau khi vệ sinh răng miệng và gây tê cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các mô bị sâu hỏng và mài chỉnh các răng cần điều trị theo một tỷ lệ phù hợp, sau đó chụp cố định mão răng sứ lên trên.
Nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, không chỉ các khiếm khuyết về hình thể răng được khôi phục mà các chức năng ăn nhai, thẩm mỹ cũng được cải thiện ở mức tốt nhất.
Đây được xem là phương án cuối cùng, chỉ được thực hiện khi răng bị tổn thương quá nặng và không thể điều trị được nữa.
Tại Nha khoa Đông Nam, quá trình nhổ răng được thực hiện bằng máy siêu âm, do đó thời gian thực hiện nhanh chóng, an toàn, hạn chế sang chấn và ít chảy máu hơn các kỹ thuật truyền thống.
Bác sĩ sẽ dùng sóng siêu âm tác động lên các dây chằng xung quanh răng, khiến chúng tự đứt ra mà không làm tổn thương đến các mô. Giúp vết nhổ nhanh lành và ít chảy máu.
Tùy vào tình trạng cụ thể của chiếc răng, nhu cầu và điều kiện của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân phương pháp trồng lại phù hợp. Thường là cấy ghép Implant, cầu răng sứ và răng giả tháo lắp.
Trong đó cấy ghép răng Implant đang là giải pháp trồng răng giả tối ưu nhất hiện nay được bác sĩ khuyên dùng và đông đảo bệnh nhân lựa chọn. Bệnh nhân có thể tham khảo bảng so sánh bên dưới để hiểu rõ được những lợi ích tuyệt vời mà phương pháp này đem lại.
Biện pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng đen chân răng sau khi bọc răng sứ kim loại là thay mão răng sứ khác.
Và để không xảy ra tình trạng chân răng bị đen, bạn nên lựa chọn loại răng sứ toàn sứ, không bị oxi hóa, không gây thâm đen viền nướu như răng sứ kim loại.
Đã có không ít trường hợp chân răng bị đen là do việc ăn uống các thực phẩm không phù hợp hoặc răng bị đen chân răng do nhiễm kháng sinh. Với những trường hợp này, để làm trắng răng trở lại, bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp tẩy trắng răng.
Đối với những trường hợp chân răng bị đen do nhiễm kháng sinh nặng mà phương pháp tẩy trắng không đem lại hiệu quả. Thì giải pháp bọc răng sứ hoặc làm mặt dán sứ Veneer sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện, giúp mang lại hàm răng trắng sáng thẩm mỹ.
Để ngăn ngừa tình trạng chân răng bị đen bạn nên lưu ý đến các vấn đề chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách như sau:
Nếu còn những thắc mắc về vấn đề chân răng bị đen là bệnh gì? Phải làm sao để khắc phục cần được giải đáp hãy liên hệ qua tổng đài 19001741 hoặc đến trực tiếp các chi nhanh Nha Khoa Đông Nam để được các chuyên gia thăm khám và tư vấn Miễn Phí!
Xem thêm sâu răng:
Xem thêm kiến thức tổng hợp:
Link nội dung: https://chodichvu.vn/chacn-rang-ba-aen-nguyaan-nhacn-va-cach-chaa-tra-hiau-quaops-nha-khoa-a34167.html