Trẻ sơ sinh chưa biết ngồi nên thường xuyên phải nằm cọ đầu vào gối, khăn khiến chân tóc yếu dần, rụng xuống. Do đó, tình trạng rụng tóc ở trẻ em thấy rõ nhất từ 3 - 6 tháng tuổi. Từ 6 - 12 tháng tuổi, đa số các bé biết lật, bò, ăn dặm nên hiện tượng này từ từ biến mất. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ cần điều trị sớm do thiếu chất, nhiễm nấm hoặc nhiễm trùng da, bệnh tự miễn… Vậy nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị, phòng ngừa của tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ là gì?
Trẻ bị rụng tóc vành khăn là tình trạng tóc rụng nhiều ở vùng sau gáy giống hình vành khăn quấn quanh đầu. Tóc thường rụng hết cả chân tóc, rụng thành từng đám sau gáy, thường gặp ở trẻ từ 3 - 6 tháng tuổi.
Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh cũng có thể do thiếu chất. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây rụng tóc vành khăn ở trẻ. Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ khám sớm tìm ra nguyên nhân, có phương pháp điều trị thích hợp. (1)
Với trường hợp thiếu chất, nếu trẻ rụng tóc vành khăn do không được tắm nắng, lười ăn hoặc sữa mẹ không đủ dinh dưỡng khiến trẻ thiếu vitamin D hoặc canxi dẫn đến rụng tóc mảng lớn sau gáy, dễ còi xương, suy dinh dưỡng. Vì vậy, cha mẹ không chủ quan, cần cho trẻ ăn uống chế độ ăn uống đầy dưỡng chất.
Một số dấu hiệu nhận biết bé bị rụng tóc vành khăn bao gồm:
Trẻ rụng tóc vành khăn thường có thể trạng kém hơn các trẻ cùng tuổi. Trẻ chậm phát triển ở một số hoạt động như: biết lật, biết bò, bắt đầu mọc răng, biết đi.
Các nguyên nhân rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh phổ biến thường gặp như:
Giai đoạn sơ sinh, cơ thể trẻ còn khá yếu, tóc cũng yếu. Với trẻ có sợi tóc mảnh, dễ rụng thì hiện tượng tóc vành khăn dễ xuất hiện hơn. Do đó, trong giai đoạn này, trẻ thường bị rụng tóc nhiều do chân tóc mỏng, yếu.
Thiếu vitamin D, canxi dễ gây rụng tóc vành khăn vì 2 dưỡng chất này rất quan trọng để nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe. Ngoài ra, trong giai đoạn này nếu thiếu hụt một số dưỡng chất khác như: kẽm, sắt, vitamin C cũng khiến trẻ rụng tóc vành khăn.
Khi trẻ bệnh, bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc kháng sinh nhiều. Nhưng nếu sử dụng liều cao hoặc dùng trong một thời gian dài sẽ gây rụng tóc vì trong thuốc kháng sinh có chứa thành phần gây thiếu hụt vitamin B, một số sắc tố bên trong cơ thể. Vì vậy, cơ thể trẻ sẽ thiếu hụt chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng tóc khiến tóc trở nên khô yếu, dễ rụng hơn.
Khi trẻ căng thẳng thường có thói quen khóc hoặc giật tóc. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến tóc gãy rụng, xơ yếu, chân tóc nở rộng hơn dễ gây hói.
Trẻ ở giai đoạn sơ sinh, các mẹ thường sử dụng tinh dầu như: dầu dừa, dầu bưởi… để massage da đầu, giúp kích thích khả năng mọc tóc nhanh. Nhưng không phải trẻ sơ sinh nào cũng phù hợp với loại tinh dầu này. Một số trường hợp trẻ quá mẫn cảm, bị dị ứng, rụng tóc vành khăn.
Việc sử dụng một số loại dầu gội chứa hoá chất khiến tóc trẻ dễ rụng . Do đó, khi trẻ dưới 1 tuổi không nên sử dụng quá nhiều dầu gội đầu để tránh ảnh hưởng đến tóc.
Trẻ bị rụng tóc hình vành khăn kèm các triệu chứng: ngứa, khó chịu, thường xuyên gãi da đầu, cha mẹ cần chú ý vệ sinh da đầu thật kỹ cho bé. Tình trạng này có thể da bé bị nấm. Nấm da dễ gặp ở trẻ sơ sinh đến 4 tuổi.
Nấm da với biểu hiện các nốt mẩn đỏ, da bong tróc, sưng tấy. Nếu trẻ không đưọc điều trị sớm sẽ rụng tóc nhiều hơn.
Tóc của trẻ sơ sinh rụng thường xuyên do mất cân bằng hormone từ trong bụng mẹ cũng có khi do thiếu chất dinh dưỡng. Tình trạng rụng tóc này thường được phát hiện cùng với biểu hiện rụng tóc sau sinh của mẹ.
Trẻ rụng tóc vành khăn hoặc tóc trở nên thưa hơn do bệnh tự miễn như: viêm mạn tính, bạch biến, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, nhược cơ… Lúc này, cơ thể tự coi tế bào của mình là vật lạ nên tiến hành đào thải.
Trẻ bị rụng tóc vành khăn không gây nguy hiểm nhưng các bé rụng tóc vành khăn thường có thể trạng kém hơn các bé cùng lứa tuổi. Các hoạt động như: biết lật, bò, mọc răng hay đi cũng chậm hơn bình thường.
Khi trẻ có dấu hiệu rụng tóc nhiều ở khu vực sau gáy, hay quấy khóc, lười bú, lười vận động… nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để các bác sĩ kiểm tra sức khỏe, chẩn đoán như:
Khi trẻ rụng tóc vành khăn, cha mẹ bình tĩnh để tìm ra cách điều trị phù hợp. Một số lưu ý dưới đây giúp cải thiện tình trạng rụng tóc vành khăn cho trẻ như:
Cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ để khắc phục ngay. Với trẻ sơ sinh nên thay đổi tư thế nằm thường xuyên cho bé để hạn chế rụng tóc, không nên sử dụng tinh dầu hoặc dầu gội chứa nhiều hoá chất cho trẻ dưới 1 tuổi. Nếu bé dị ứng hoặc nấm da đầu, cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế nhanh chóng để được kiểm tra kịp thời. Vì nấm da đầu để lâu sẽ gây ngứa rát cho trẻ, khiến bé thường xuyên quấy khóc.
Nếu rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ do tác dụng phụ của thuốc, sau khi phục hồi sức khỏe nên bổ sung một số dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như:
Bài viết liên quan: Bị rụng tóc thiếu chất gì? Nên bổ sung gì cho tóc khỏe mạnh?
Rụng tóc vành khăn tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng là dấu hiệu cảnh báo trẻ thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng. Do đó, cha mẹ nên chủ động ngăn rụng tóc vành khăn cho con trẻ. Các biện pháp phòng ngừa tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ, bao gồm:
Sau đây là một số câu hỏi liên quan về tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ, người bệnh có thể lưu ý như:
Thiếu vitamin D cũng là nguyên nhân gây ra bệnh rụng tóc vành khăn ở trẻ nên cần bổ sung vitamin D, trong đó vitamin D3 giúp chống còi xương, có chức năng điều khiển chuyển hóa canxi, phosphat tạo khoáng, phát triển xương. Có thể bổ sung vitamin D bằng cách cho bé sử dụng chế phẩm vitamin D dạng uống hoặc dạng xịt. Cho bé bú 1200-1400 ml sữa mỗi ngày, ngủ đủ 10 - 11 tiếng mỗi đêm.
Thiếu chất dinh dưỡng cũng khiến bé rụng tóc nên nếu bé đang bú mẹ, cần cho bé bú nhiều lần trong ngày. Nếu trẻ trong giai đoạn ăn dặm nên bổ sung các dưỡng chất dinh dưỡng như: canxi, kẽm, sắt…
Bài viết liên quan: Rụng tóc uống vitamin gì? 10 loại vitamin tốt nhất cho sự phát triển của tóc
Có. Rụng tóc vành khăn có thể mọc lại được nhưng cần điều trị kịp thời. Nhìn chung, rụng tóc hình vành khăn ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, đôi khi không phải do thiếu Vitamin D hoặc canxi. Để biết chắc chắn trẻ rụng tóc vành khăn có phải mắc bệnh còi xương hay không, cần đưa bé đến bác sĩ khám, thử máu (nếu cần), từ đó tìm ra hướng điều trị thích hợp, hiệu quả cho trẻ.
Chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. HCM quy tụ những chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong điều trị các bệnh về hói đầu, rụng tóc, vảy nến, viêm da cơ địa, mề đay, viêm da dị ứng… Đặc biệt, khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da được đầu tư máy móc hiện đại, nhập khẩu chính hãng từ các nước Âu - Mỹ như laser Pico, laser fractional CO2, soi da Hàn Quốc, lăn kim siêu nhỏ… giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị với chi phí hợp lý.
Có nhiều nguyên nhân gây rụng tóc vành khăn ở trẻ khác nhau. Trẻ bị rụng tóc vành khăn tuy không gây nguy hiểm nhưng các bé thường có thể trạng kém hơn trẻ cùng lứa tuổi. Do đó, khi thấy trẻ rụng tóc vành khăn, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da khám để điều trị sớm, bảo vệ sức khỏe của bé tốt hơn.
Link nội dung: https://chodichvu.vn/rayenng-ta3c-va-nh-khan-a-trao-nguyaan-nhacn-daoyenu-hiau-aiau-tra-pha2ng-a34325.html