Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến hiện nay khắc phục các tình trạng răng thưa, hô, vẩu... Tuy nhiên, ít ai để ý một nguyên nhân dẫn đến các vấn đề trên là do đặt lưỡi sai cách (tật đẩy lưỡi). Vậy cần lưu ý gì về cách đặt lưỡi đúng khi niềng răng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc.
Đặt lưỡi sai cách, đặt lưỡi đúng cách là vấn đề hay gặp ở trẻ nhỏ, nhưng ít khi được quan tâm và thường chỉ đến khi khám với các BS RHM mới vô tình phát hiện. Qua một thời gian dài, thói quen đặt lưỡi sai tư thế sẽ dẫn đến tật đẩy lưỡi, thường xuyên tác động lực lớn đến răng, từ đó gây nên các tác động không tốt đến khớp hàm và chức năng ăn, nhai, nói.
Nhiều khách hàng đã lựa chọn phương pháp niềng răng để khắc phục các bệnh lý này. Trong quá trình niềng răng, các bác sĩ có nhắc nhở về vấn đề đặt lưỡi đúng? Vậy tại sao khi niềng răng cần đặt lưỡi đúng tư thế?
Cùng BookingCare tìm hiểu một số thông tin về thói quen đặt lưỡi và tìm hiểu về những lưu ý đặt lưỡi khi niềng răng dựa trên chia sẻ của các chuyên gia.
Chia sẻ về tật đẩy lưỡi, BS. Nguyễn Huy Hoàng - Bác sĩ sáng lập và phụ trách chuyên môn tại Phòng khám Nha khoa Trẻ cho biết, các trường hợp đặt lưỡi sai cách là khi lưỡi đặt vào giữa răng hàm trên - hàm dưới hoặc lưỡi đẩy vào răng trong, trong một thời gian dài, gây ra các tác động xấu đến khớp cắn.
Đặt lưỡi sai cách là thói quen vô tình hình thành từ lúc bé và có thể kéo dài đến lúc trưởng thành. Các tình trạng sai khớp cắn, cắn hở, vẩu, răng không khít bị ảnh hưởng phần nhiều từ trương lực cơ của lưỡi. Được biết, lưỡi tạo nên lực đẩy rất mạnh, dễ dàng khiến răng dịch chuyển.
Mỗi lần nuốt sẽ tạo ra lực đẩy của lưỡi vào răng, theo các chuyên gia cho biết, khoảng 1800g/ lần (4 pound),lực bất lợi này trong thời gian dài sẽ khiến răng lệch lạc, tùy mức độ từ nhẹ đến nặng.
Hậu quả của tật đẩy lưỡi không xuất hiện ngay lập tức, tuy nhiên sau một thời gian sẽ dẫn đến các bệnh lý, tình trạng răng miệng khác như:
Để khắc phục đặt lưỡi sai cách hay điều trị tật đẩy lưỡi, các bác sĩ thường giới thiệu tới người bệnh 2 phương pháp phổ biến là tập luyện đặt lưỡi đúng vị trí ngay tại nhà hoặc niềng răng chỉnh nha.
Trong đó, phương pháp niềng răng là biện pháp hữu hiệu, được khuyến khích thực hiện cho các trường hợp răng lệch lạc nghiêm trọng như bị hô và cắn hở nhiều. Điều trị chỉnh hình can thiệp sớm sẽ giúp răng và hàm phát triển bình thường, giảm nguy cơ chỉnh hình hàm mặt toàn diện khi biến chứng nặng hơn.
Bên cạnh các bài tập đặt lưỡi đúng cách, trong quá trình niềng răng, để hạn chế lưỡi đẩy vào răng, nha sĩ sẽ gắn thêm vào trong hàm một vài đầu nhọn bằng kim loại để khi lưỡi đưa ra chạm vào đầu nhọn sẽ tự động rút lại.
Nhiều trường hợp các khách hàng mắc tật đẩy lưỡi, răng khấp khểnh đã lựa chọn niềng răng để cải thiện chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ, có được hàm răng đều đẹp hơn.
Trong quá trình niềng răng, người bệnh vẫn nên đặc biệt lưu ý về cách đặt lưỡi để quá trình niềng răng đạt hiệu quả trong việc khắc phục tật đẩy lưỡi. Dưới đây là video minh họa quá trình niềng răng giúp khắc phục các biến chứng do đặt lưỡi sai cách gây ra, bạn đọc có thể tham khảo:
Điều trị bằng niềng răng chỉnh nha từ sớm không chỉ khắc phục tình trạng răng hô, vẩu, sai khớp cắn, điều trị tật đẩy lưỡi đồng thời :
Khi niềng răng, bệnh nhân cần lưu ý về tư thế đặt lưỡi đúng để nâng cao hiệu quả của quá trình điều trị. Các bài tập lưỡi, khí cụ hỗ trợ sẽ được bác sĩ hướng dẫn theo tình trạng bệnh và giám sát thường xuyên để không xảy ra sai sót, kém hiệu quả.
Các bài tập lưỡi đúng vị trí có thể thực hiện ngay tại nhà, với các trạng thái ngủ, nghỉ, ăn, nuốt cần duy trì luyện tập để hình thành thói quen đặt lưỡi.
Dưới sự cố vấn từ chuyên gia, BookingCare tổng hợp 5 lưu ý về tư thế đặt lưỡi đúng khi niềng răng, bạn đọc có thể tham khảo:
Đầu lưỡi chạm phần lợi sau răng cửa hàm trên
Đầu lưỡi cong lên, chạm vào mặt trong của phần lợi ngay phía sau răng cửa hàm trên, cách răng 2- 3 cm.
Thân lưỡi- gốc lưỡi áp sát vòm họng
Đẩy phần thân lưỡi - gốc lưỡi lưỡi lên vòm họng sao cho áp sát vòm họng
2 hàm không siết chặt
Các động tác nhai cần thực hiện nhẹ nhàng, 2 hàm không cắn quá chặt, nghiến, không siết hàm.
Khi nuốt, lưỡi không chạm vào răng cửa
Khi niềng răng, các bạn cố gắng đặt lưỡi đúng cách và thực hiện các động tác nhai, nuốt đúng để lưỡi không chạm vào răng cửa, không tác động lực lên răng.
Thở bằng mũi, không thở bằng miệng
Thở bằng miệng có thể gặp ở bất kỳ ai và dẫn đến các biến chứng sức khỏe răng miệng khác, chẳng hạn như sai lệch khớp cắn. Do đó, để tránh gặp tình trạng đặt lưỡi sai cách và thở bằng miệng cùng lúc, gây nên vấn đề nghiêm trọng hơn, bệnh nhân cần tập thở bằng mũi và hạn chế thở bằng miệng.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm về cách khắc phục đặt lưỡi sai tại nhà gồm các bài tập, video hướng dẫn về cách đặt lưỡi do BookingCare tìm hiểu và tổng hợp. Qua đó bạn đọc có thể hình dung chính xác về động tác cần luyện tập.
Niềng răng là một phương pháp hiệu quả điều trị các biến chứng của thói quen đặt lưỡi sai tư thế. Bài viết trên là các lưu ý đặt lưỡi khi niềng răng để mang lại hiệu quả tốt do BookingCare tổng hợp. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn đọc trong quá trình khắc phục các vấn đề về lưỡi.
Link nội dung: https://chodichvu.vn/5-laeu-a-aaot-laeai-khi-niang-rang-aaong-cach-mang-laoi-hiau-quaops-tat-a34396.html