Nhiều nguyên nhân dẫn đến tai trẻ sơ sinh có mùi hôi, thường gặp nhất là do viêm nhiễm, nhiễm trùng tai…đặc biệt sau đợt cảm cúm, bệnh lý đường hô hấp (như viêm họng, viêm xoang …).
Tai trẻ sơ sinh có mùi hôi bất thường có thể do bố mẹ vệ sinh tai trẻ chưa đúng cách
Khi bố mẹ phát hiện bất cứ nơi nào ở tai trẻ (lỗ tai, vành tai, ráy tai …) có mùi hôi, có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:
Bố mẹ vệ sinh tai trẻ chưa đúng cách, không thường xuyên: Khi vệ sinh cơ thể, vệ sinh tai cho trẻ sai cách sẽ dẫn đến tai trẻ có mùi hôi
Tai trẻ tích tụ nhiều ráy tai: Khi quá nhiều ráy tai, tai trẻ bị tắc nghẽn tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tích tụ và gây ra mùi hôi ở tai.
Trẻ bị nhiễm trùng tai (viêm tai ngoài, viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh hoặc các chấn thương tai…): Sau đợt cảm lạnh hay nhiễm trùng đường hô hấp (đặc biệt hô hấp trên như viêm mũi họng, viêm xoang, hay dị ứng …)hay sau vết cắt, chấn thương trẻ có thể xuất hiện viêm tai giữa, tai trẻ sơ sinh có mùi hôi thường gặp vì khi nhiễm trùng tai dịch lỏng tích tụ lại và gây mùi.
Trẻ có thể mắc một số bệnh lý khác của tai như ung thư xương chũm, lao tai xương chũm, tổn thương xương bàn đạp hay các bộ phận khác của tai. Bệnh có thể ít gặp nhưng nguy hiểm hơn, và có thể gây mùi hôi ở tai trẻ
Viêm tai giữa thủng nhĩ kéo dài có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng bao gồm hình thành khối cholesteatoma trong tai giữa, gây mùi hôi ở tai trẻ sơ sinh
Dị vật mắc trong tai: Xà phòng bám dính lại sau tắm rửa trẻ, hay những mẩu giấy, đồ ăn bám dính cũng là nguyên nhân làm tai trẻ sơ sinh có mùi hôi.
Tình trạng cholesteatoma: Cholesteatoma là các tế bào da bất thường ở sâu bên trong tai. Hiện tượng này thường xảy ra sau viêm tai giữa hoặc do một dị tật bẩm sinh.
Tai trẻ sơ sinh có mùi hôi bất thường, không rõ nguyên nhân bố mẹ cần đặc biệt để ý và chăm sóc hiệu quả. Nếu điều trị tại nhà 2-3 ngày vẫn còn mùi hôi cần đưa trẻ đi khám ngay, để kiểm tra xem liệu có phải là dấu hiệu nhiễm trùng tai không. Nếu nhiễm trùng tai hay phát hiện ra căn nguyên gây mùi bất thường ở tai trẻ cần được điều trị ngay, vì trẻ sơ sinh trẻ nhỏ diễn biến rất nhanh, bố mẹ cần đặc biệt để ý.
Bố mẹ cảm giác trẻ quấy khóc nhiều hơn có thể do trẻ đau tai tăng
Khi trẻ có một trong các dấu hiệu dưới đây đi kèm, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ khám và tư vấn các biện pháp điều trị an toàn hiệu quả:
Tai trẻ sơ sinh có mùi hôi kéo dài (>= 48 giờ, dù bố mẹ đã xử lí tại nhà nhưng không hiệu quả)
Trẻ có mùi hôi ở cả 2 bên tai
Bố mẹ cảm giác trẻ quấy khóc nhiều hơn có thể do trẻ đau tai tăng
Quan sát thấy dịch tiết bất thường chảy ra từ bên trong tai: máu, dịch vàng, dịch xanh …
Hay bố mẹ quan sát thấy khả năng hóng chuyện đáp ứng với âm thanh của trẻ giảm (hay khả năng nghe của bé giảm) …
Trẻ mệt mỏi, sốt cao (>=38.5 độ C) kèm bú kém, ảnh hương toàn trạng trẻ
Trẻ buồn nôn, nôn nhiều hay có hiện tượng tiêu chảy.
Bố mẹ có thể quan sát thấy dịch bất thường (dịch vàng, xanh, máu …) từ tai trẻ
Khi phát hiện tai trẻ sơ sinh có mùi hôi, bố mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây giúp trẻ dễ chịu, cảm thấy tốt hơn.
Bố mẹ có thể dùng khăn sạch, nhẹ nhàng chườm ấm lên tai của trẻ. Đây là một cách để giúp giảm đau hiệu quả, cũng giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Tai trẻ có mùi hôi nhưng khô ráo và không kèm các triệu chứng bất thường, bố mẹ không cần quá lo lắng, chú ý vệ sinh tai nhẹ nhàng cho trẻ ở khu vực lỗ ngoài ống tai bằng nước muối sinh lý 2-3 lần/ngày.
Khuyến khích tăng cường lượng dịch vào cơ thể: Vì trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ (=< 6 tháng tuổi) uống sữa mẹ hoặc sữa công thức hoàn toàn nên bố mẹ cho trẻ bú càng nhiều càng tốt (chú ý không cần bắt ép trẻ).
Bố mẹ cần đặc biệt chú ý, không cho trẻ uống bất cứ loại thuốc nào (dù thuốc ho, thuốc cảm hay thuốc kháng sinh …) vì mỗi loại thuốc sử dụng cho trẻ cần có chỉ định của bác sĩ (đúng thuốc, đúng hàm lượng và đúng số ngày điều trị) tránh tác dụng phụ, đáng tiếc xảy ra.
Vệ sinh khu vực lỗ tai ngoài của trẻ bằng nước muối sinh lý hàng ngày giúp giảm tình trạng tai trẻ sơ sinh có mùi hôi
Bố mẹ nên áp dụng các phương pháp phòng ngừa dưới đây để hạn chế mùi hôi ở tai, cũng như các bệnh về tai trẻ.
Bố mẹ tăng cường giữ ấm cho trẻ: Trẻ sơ sinh là thời kì trẻ vừa từ môi trường tử cung mẹ ra bên ngoài, trong quá trình thích nghi nên việc giữ ấm là vô cùng cần thiết. Việc giữ ấm cơ thể trẻ, giúp tăng sức đề kháng trẻ và gián tiếp góp phần hạn chế tai trẻ sơ sinh có mùi hôi.
Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh trẻ (đặc biệt môi trường trẻ tiếp xúc nhiều). Bố mẹ đảm bảo vệ sinh, rửa tay thường xuyên cả trẻ và người tiếp xúc với trẻ để hạn chế mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng tai, gây mùi hôi ở tai trẻ.
Trẻ sơ sinh cần có chế độ dinh dưỡng bú sữa mẹ hoàn toàn đến lúc 6 tháng tuổi (có thể dùng sữa công thức nếu sữa mẹ ít). Một số nghiên cứu cho thấy, trong sữa mẹ có thành phần kháng thể (IgA) giúp vệ các màng nhầy trong tai và hạn chế tình trạng tai trẻ sơ sinh có mùi hôi.
Cho trẻ bú đúng cách như bú xong không nên để trẻ nằm ngay (vì có thể gây nôn và trào ngược), không ngậm bình sữa khi ngủ (hạn chế sữa chảy vào tai) … góp phần tạo bữa bú hiệu quả, hạn chế các bệnh lý về tai.
Vệ sinh sạch cơ thể trẻ, bố mẹ nên chú ý vệ sinh kỹ vùng tai trẻ mỗi ngày (đặc biệt vành tai và vùng tai phía sau vì những vùng da này dễ bám bẩn, đọng mồ hôi và bụi).
Nhẹ nhàng dùng tăm bông thấm khô và làm sạch khi nước vào tai trẻ
Bên cạnh đó, bố mẹ chú ý không để nước vào tai trẻ khi tắm, nếu nước vào tai bình tĩnh dùng tăm bông tiệt trùng thấm thật nhẹ nhàng. Hạn chế lấy ráy tai cho trẻ bằng tăm bông hay tự sử dụng dùng thuốc nhỏ, thuốc uống để điều trị nhiễm trùng tai bởi vì cấu trúc của tai trẻ sơ sinh cực kỳ phức tạp và nhạy cảm với thuốc, liều lượng của thuốc.
Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng giúp trẻ tăng sức đề kháng với các mầm bệnh (đặc biệt là trẻ sơ sinh đối với các bệnh truyền nhiễm). Vì vậy, bố mẹ đừng bỏ qua bất kỳ đợt tiêm phòng nào tương ứng với độ tuổi của trẻ.
Bố mẹ nên cho trẻ khám bác sĩ chuyên khoa nhi, tai mũi họng định kỳ để được kiểm tra thường xuyên và lấy ráy tai định kỳ giúp trẻ dễ chịu hơn, giảm bớt mùi hôi ở tai trẻ.
Hiện tượng tai trẻ sơ sinh có mùi hôi cũng có thể do bố mẹ vệ sinh chưa hiệu quả, cũng có thể trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng tai. Nếu bố mẹ tìm hiểu kỹ và biết cách xử lý, phòng ngừa hợp lý sẽ không gây nguy hiểm. Nhưng khi phát hiện các triệu chứng bất thường (chảy dịch vàng hay máu từ tai, đi kèm các triệu chứng khác) cần gặp bác sĩ uy tín để được khám và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường
Cha mẹ nhận thấy các triệu chứng bất thường hoặc xuất hiện triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ cần đưa con đi khám nhi tại các cơ sở y tế uy tín và có bác sĩ tai mũi họng hoặc bác sĩ chuyên khoa nhi có kinh nghiệm và chuyên môn cao, IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số bệnh viện, phòng khám uy tín dưới đây:
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn: Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội, mức giá khám 400,000đ;
Tổ hợp Y tế MEDIPLUS: Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội, mức giá khám Nhi 350,000đ (Bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương trực tiếp khám);
Bệnh viện An Việt: Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội, mức giá khám Nhi: 200,000đ
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân: Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, giá khám nhi 200,000đ;
Phòng khám chuyên khoa Nội CCare: mức giá khám Nhi: 350,000đ (Có dịch vụ bác sĩ khám tại nhà);
Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…
Bố mẹ có thể đặt lịch trước tại các bệnh viện, phòng khám nhi để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi qua tổng đài đặt khám 1900 3367.
1900 3367
Bố mẹ có thể lựa chọn khám nhi online tại nhà với bác sĩ chuyên khoa nhi uy tín. Bác sĩ sẽ khám online bằng video call trên điện thoại, đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ bằng cách quan sát, khai thác thêm thông tin triệu chứng từ bố mẹ, từ đó đưa ra chẩn đoán, hướng dẫn bố mẹ chăm sóc trẻ đúng cách và kê đơn thuốc trực tuyến (nếu cần).
IVIE - Bác sĩ ơi giới thiệu một số bác sĩ khám nhi online giỏi dưới đây:
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, công tác tại bệnh viện Nhi Trung Ương;
Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Anh Tuấn, hiện làm việc tại Bệnh viện Nhi trung ương, có nhiều năm kinh nghiệm, có hơn 3000 lượt khám nhi online. Ngoài ra bác sĩ có thể tư vấn các bệnh lý khác ở trẻ như truyền nhiễm, tiêu hóa và dinh dưỡng cho trẻ;
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Bích Đào, chuyên ngành Tai Mũi Họng, hiện công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, với hơn 20 năm khám chữa bệnh và thực nghiệm hơn 1000 lượt khám online;
Bác sĩ Đàm Nhật Thanh, công tác tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, với hơn 30 năm trong nghề điều trị bệnh lý tai mũi họng và bệnh lý đường hô hấp ở trẻ;
Cùng các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, kiến thức khác tại các bệnh viện phòng khám uy tín.
Tải app
Khám nhi online tại nhà với bác sĩ chuyên khoa nhi giỏi đến từ các bệnh viện tuyến trung ương
Tai trẻ sơ sinh có mùi hôi là tình trạng thường gặp ở trẻ, cha mẹ không cần quá lo lắng, nhưng nếu không biết cách phòng tránh, điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý hơn đến vùng tai và thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà hiệu quả để giảm nhẹ tình trạng. Bài viết trên, IVIE - Bác sĩ ơi đã cung cấp cho cha mẹ những thông tin hữu ích về nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa cho trẻ.
Link nội dung: https://chodichvu.vn/tai-trao-sae-sinh-ca3-ma1i-hai-mach-mao1-cach-xa-la-hiau-quaops-a34875.html