Ngày Rằm là ngày 14 hay 15, cúng ngày 13 có được không?

Ngày Rằm là ngày 14 hay 15, cúng ngày 13 có được không là những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Nhiều người cũng muốn biết cúng Rằm vào ngày nào, giờ nào thì tốt. Mời bạn cùng tìm hiểu về lễ cúng ngày Rằm trong bài viết dưới đây.

1. Ngày Rằm là ngày 14 hay 15?

Theo đúng lịch, ngày Rằm là ngày 15 Âm lịch hàng tháng. Cúng ngày Rằm là cúng vào ngày 15 Âm lịch là chuẩn nhất. Tuy nhiên, do cuộc sống hiện đại ngày nay với công việc bận rộn, nhiều gia đình tổ chức lễ cúng không đúng vào ngày chính. Họ thường cúng sớm hơn vào ngày 14 Âm lịch. Điều này khiến nhiều người thắc mắc không rõ ngày Rằm là ngày 14 hay 15.

Việc cúng Rằm vào ngày 14 Âm lịch kỳ thực là sự linh hoạt của nhiều người để phù hợp với hoàn cảnh của mỗi gia đình.

Tại sao lại cúng ngày Rằm?

Theo quan niệm dân gian, ngày Rằm là ngày trăng tròn. Vào ngày này, gia tiên và các vị Thần linh sẽ về thăm con cháu, gia chủ. Lúc này, gia đình thường làm mâm cúng; thắp hương cầu bình an, thuận lợi.

Theo khoa học, vào ngày Rằm, Trái đất và Mặt trăng có khoảng cách ngắn nhất; và lực hút giữa Trái đất và Mặt trăng là lớn nhất. Điều này khiến cơ thể con người chịu sự tác động lớn nhất của Mặt trăng.

Vào ngày này, các số liệu đo tim mạch, hô hấp, não bộ… trong cơ thể con người cho thấy có sự thay đổi không bình thường. Điều này khiến cho tâm sinh lý của con người bất ổn. Đối với những bệnh nhân nhạy cảm thì trạng thái bồn chồn; lo lắng; hay trầm cảm… sẽ trở nên nặng hơn.

Khi thấy những trạng thái này, trong đời sống, đến ngày Rằm, gia đình sẽ cầu khấn; lễ bái cho người thân tai qua nạn khỏi. Từ đó, cúng ngày Rằm trở thành một phong tục văn hóa được truyền lại qua các thế hệ.

2. Cúng ngày 13 có được không?

Theo nhiều chuyên gia văn hóa - tâm linh, nếu không thực hiện lễ cúng vào đúng ngày Rằm là ngày 15 Âm lịch thì có thể cúng sớm vào ngày 14. Tuy nhiên, cúng vào ngày 13 thì không nên bởi như vậy là quá sớm. Việc này có thể khiến cho Thần linh và tổ tiên không chứng giám cho tấm lòng thành và lời khấn của gia chủ.

3. Cúng Rằm vào giờ nào tốt nhất?

Chắc hẳn bạn đã hiểu rõ ngày Rằm là ngày 14 hay 15, cúng ngày 13 có được không.

Vậy cúng Rằm vào giờ nào tốt nhất?

Theo phong tục dân gian, thời gian cúng Rằm tốt nhất là từ 7h sáng ngày 14 đến trước 19h ngày 15 Âm lịch. Dân gian quan niệm cúng Rằm vào thời gian này sẽ giúp gia chủ bình an; tránh được nhiều điều xui, không may mắn.

4. Cúng Rằm cần lưu ý gì?

Trong những ngày Rằm, việc cúng lễ là một nét đẹp truyền thống của người Việt. Dù không cần quá phức tạp nhưng lễ cúng cần được thực hiện chu đáo. Dưới đây là những điều mà bạn nên lưu ý trong lễ cúng Rằm để thể hiện lòng thành kính đối với Thần linh, tổ tiên.

Lựa chọn thời gian và lễ vật phù hợp

Mỗi gia đình sẽ có thời gian riêng và điều kiện kinh tế khác nhau. Vì vậy, gia đình hãy sắp xếp thời gian và lễ vật cúng phù hợp với khả năng của mình. Điều này giúp cho lễ cúng trở nên trang trọng và ý nghĩa hơn.

Chú ý khi dọn dẹp bàn thờ

Khi dọn dẹp bàn thờ, bạn nên chú ý không xê dịch vị trí bát hương. Điều này giúp giữ được sự trang trọng và tôn nghiêm của không gian thờ cúng.

Trang phục trong lễ cúng

Trong lễ cúng Rằm, gia chủ nên ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng; tránh quần áo màu đen, trắng hoặc bị rách. Vì theo quan niệm tâm linh, mặc những quần áo này khi cúng ngày Rằm là thể hiện sự bất kính với Thần linh, tổ tiên; và có thể mang lại những điều không may mắn.

Cúng lễ thành tâm

Trong lễ cúng Rằm, không nên sử dụng trái cây giả, hoa quả giả. Điều này để tránh lừa dối Thần linh, ông bà, tổ tiên và thể hiện lòng thành kính của gia chủ. Hãy sử dụng những lễ vật thật sự; được chuẩn bị chu đáo để thể hiện lòng thành của mình.

Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cho lễ cúng

Khi dâng lễ cúng Rằm, bạn hãy sử dụng đồ cúng được dùng riêng; không dùng chung với những công việc khác trong gia đình. Đồ thờ cúng cần phải được giữ sạch sẽ; không bị dính bẩn hay ô uế.

Tạo không gian yên tĩnh

Khi thực hiện lễ cúng, không nên có lời tục tiếng bậy; hoặc có tiếng trẻ con khóc xung quanh. Cần tạo một không gian yên tĩnh và trang nghiêm cho lễ cúng. Điều này giúp tránh mang lại những điều xui xẻo và không tốt cho gia đình.

Tránh việc lãng phí và gây ô nhiễm môi trường

Gia đình cũng tránh đốt quá nhiều vàng mã trong lễ cúng để tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu ngày Rằm là ngày 14 hay 15; cúng vào ngày 13 có được không; và những lưu ý khi cúng Rằm. Lễ cúng Rằm được chuẩn bị chu đáo; đúng giờ; đúng lễ nghi sẽ thể hiện sự thành tâm và lòng thành kính của gia chủ; mang đến may mắn và bình an cho cả gia đình.

Bích Thảo

Xem thêm:

Link nội dung: https://chodichvu.vn/nga-y-raom-la-nga-y-14-hay-15-caong-nga-y-13-ca3-aaeapsc-khang-ntdvn-a35257.html