Bạch biến: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bạch biến là một bệnh về da biểu hiện bằng những vùng mất sắc tố, tạo thành các mảng nhạt màu hơn so với vùng da xung quanh. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị căn bệnh này nhé!

1Bệnh bạch biến là gì?

Bạch biến là một bệnh mạn tính do mất hoặc giảm các sắc tố trên da, khiến nhiều vùng da trở nên nhạt màu.

Bệnh có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên cơ thể, nhưng chủ yếu là mặt, cổ, tay hoặc các vùng có nhiều nếp nhăn.[1]

Bạch biến là bệnh làm mất hoặc giảm các sắc tố trên da

Bạch biến là bệnh làm mất hoặc giảm các sắc tố trên da

2Nguyên nhân gây ra bệnh bạch biến

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh bạch biến là do thiếu hụt melanin - một loại sắc tố quyết định màu sắc của da. Tuy chưa có cơ chế rõ ràng, nhưng việc thiếu hụt này có thể liên quan đến:[1]

3Phân loại bệnh bạch biến

Thể không đứt đoạn

Bạch biến không đứt đoạn (hay còn gọi là bạch biến đối xứng hoặc bạch biến toàn thân) là loại bạch biến thường gặp nhất, biểu hiện bằng các mảng da nhạt màu đối xứng ở cả hai bên.

Thể này có thể xuất hiện ở nhiều vùng trên da, thậm chí lan tỏa hầu hết bề mặt da trên cơ thể.

Thể đứt đoạn

Bạch biến đứt đoạn (hay còn gọi là bạch biến cục bộ) ít phổ biến hơn các thể bạch biến khác. Thể này thường chỉ làm giảm hoặc mất sắc tố ở một vùng nhất định trên da.

Có thể phân biệt thể đứt đoạn và không đứt đoạn dựa vào vị trí xuất hiện mảng trắng.

Ngoài ra, bạch biến cũng có thể là hỗn hợp của 2 thể trên gọi là thể hỗn hợp (mixed). Trong thể bệnh này thể đứt đoạn thường chiếm ưu thế hơn.[2]

4Dấu hiệu của bệnh bạch biến

Da

Nổi các mảng màu trắng sữa, nhạt hơn các vùng da xung quanh, dễ thấy nhất ở những người có làn da tối màu.

Khi các vùng da mất sắc tố có kích thước nhỏ dưới 1cm, nằm rải rác, chúng thường được gọi là đốm. Còn khi vùng da màu trắng sữa này đã lan rộng hơn 1cm và liên kết với nhau, chúng sẽ được gọi là mảng.

Lông, tóc

Lông và tóc mọc những vùng da bị mất sắc tố có thể chuyển sang màu trắng, kể cả lông mày, lông mi hoặc râu.

Niêm mạc

Không chỉ xuất hiện trên da, bệnh bạch biến còn có thể làm mất sắc tố ở niêm mạc, chẳng hạn như niêm mạc miệng hoặc cơ quan sinh dục.

Các đốm và mảng trắng trong niêm mạc miệng

Các đốm và mảng trắng trong niêm mạc miệng

Khác

Một số dấu hiệu khác của bệnh bạch biến có thể xuất hiện là ngứa ở những vùng da mất sắc tố hoặc gây khô da.

Một số vị trí thường xuất hiện bạch biến:

5Đối tượng có nguy cơ mắc bạch biến

Bệnh bạch biến xảy ra ở nhiều đối tượng thuộc các lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, các mảng trắng trên da thường có xu hướng xuất hiện trước tuổi 30.

Yếu tố di truyền hoặc một số bệnh miễn dịch cũng có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh bạch biến, chẳng hạn như:

Các đốm hoặc mảng trắng của bệnh bạch biến thường xuất hiện trước 30 tuổi

Các đốm hoặc mảng trắng của bệnh bạch biến thường xuất hiện trước 30 tuổi

6Biến chứng của bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến thường gây mất thẩm mỹ và khiến bệnh nhân cảm thấy tự ti, xấu hổ về ngoại hình, thậm chí dẫn đến stress hoặc trầm cảm. Bên cạnh đó, một số biến chứng khác cũng có thể xuất hiện:[1]

Bệnh bạch biến làm da trở nên nhạy cảm và dễ bị cháy nắng hơn

Bệnh bạch biến làm da trở nên nhạy cảm và dễ bị cháy nắng hơn

7Chẩn đoán bệnh bạch biến

Chẩn đoán bệnh bạch biến chủ yếu dựa vào đánh giá lâm sàng và thăm hỏi về tiền sử bệnh.

Soi đèn Wood cũng là một phương pháp đơn giản và có giá trị để xác định các vùng da mất sắc tố khó nhìn thấy bằng mắt thường.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thăm khám và chỉ định thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh lý nguyên nhân hoặc chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác.

Chẳng hạn như làm xét nghiệm máu để phát hiện các bất thường của tuyến giáp. Một số bệnh có dấu hiệu dễ nhầm lẫn với bệnh bạch biến là bệnh lang ben, bạch tạng, vảy phấn trắng.

Soi đèn Wood giúp chẩn đoán các đốm da mất sắc tố khó nhận thấy bằng mắt thường

Soi đèn Wood giúp chẩn đoán các đốm da mất sắc tố khó nhận thấy bằng mắt thường

8Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Khi trên da xuất hiện các đốm hoặc mảng sáng màu hơn vùng da xung quanh, bạn có thể cân nhắc đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn.

Đặc biệt là khi trong gia đình có người từng mắc bệnh bạch biến hoặc bản thân có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch.

Nơi khám chữa bệnh bạch biến uy tín

Nếu gặp các dấu hiệu như trên, bạn có thể đến ngay các cơ sở y tế gần nhất, các bệnh viện chuyên khoa Da liễu. Hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám kịp thời.

Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra:

9Cách điều trị bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến chủ yếu ảnh hưởng đến thẩm mỹ và thường không cần phải điều trị. Chỉ trong trường hợp mảng trắng lan rộng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của bệnh nhân.

Bác sĩ có thể tư vấn một số biện pháp giúp đều màu da hoặc hạn chế sự phát triển thêm của bệnh. Chẳng hạn như:

Dùng thuốc

Một số loại thuốc có khả năng điều hoà miễn dịch, giúp chậm quá trình mất sắc tố hoặc tái tạo các hạt melanin.

Các thuốc này thường dùng dưới dạng kem bôi, như corticoid, ruxolitinib hoặc thuốc ức chế calcineurin.

Liệu pháp ánh sáng

Chiếu tia cực tím UVB là một liệu pháp quang học hữu hiệu giúp phục hồi sắc tố da và hạn chế tái phát các đốm hoặc mảng trắng.

Ngoài ra, tia cực tím UVA hoặc tia laser cũng có thể được ứng dụng trong điều trị bệnh bạch biến.

Chiếu tia cực tím hoặc tia laser là những biện pháp hiệu quả để điều trị bệnh bạch biến

Chiếu tia cực tím hoặc tia laser là những biện pháp hiệu quả để điều trị bệnh bạch biến

Liệu pháp khử sắc tố

Nếu không thể phục hồi các sắc tố tự nhiên của da, bác sĩ có thể cân nhắc loại bỏ hết các sắc tố này để đều màu với phần da đã mất sắc tố do bệnh bạch biến. Liệu pháp này sử dụng thuốc bôi monobenzone vào những vùng da tự nhiên, giúp làm da trở nên sáng màu.

Phẫu thuật

Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành ghép da (ghép da từng điểm, ghép da bọng nước, ghép da mỏng) để giúp bệnh nhân mắc bệnh bạch biến hồi phục các sắc tố da của cơ thể.

Có thể tiến hành phẫu thuật ghép da để điều trị bệnh bạch biến

Có thể tiến hành phẫu thuật ghép da để điều trị bệnh bạch biến

10Biện pháp phòng ngừa bệnh bạch biến

Tuy không có biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ xuất hiện bệnh bạch biến bằng cách:

Bạch biến là một bệnh lành tính, thường chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không gây nguy hiểm cho người bệnh. Hãy chia sẻ ngay cho bạn bè và người thân để nhận biết và có biện pháp bảo vệ da thích hợp, tránh dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn nhé!

Link nội dung: https://chodichvu.vn/baoch-biaon-nguyaan-nhacn-daoyenu-hiau-nhaon-biaot-va-cach-aiau-tra-a35294.html