Suy tim ở người già: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Ước tính có khoảng 64 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh suy tim. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, người lớn tuổi là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Khoảng 75% trong số gần 5 triệu bệnh nhân bị suy tim ở Mỹ đều trên 65 tuổi. Vậy đâu là nguyên nhân gây suy tim ở người già và cách điều trị như thế nào để giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ?

bệnh suy tim ở người già
Bệnh suy tim ở người già

Suy tim ở người già là gì?

Suy tim ở người già là tình trạng tim bị suy yếu khiến tâm thất không đủ khả năng tống máu hoặc tiếp nhận máu do tim bị tổn thương thực thể hoặc bị rối loạn chức năng tim. Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp do nhiều nguyên nhân cơ bản khác nhau chứ không phải là một bệnh cụ thể.

Khi mắc bệnh, hệ thống tim mạch không thể cung cấp đủ máu cho các tế bào trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài và ngày sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn khiến người bệnh dễ mệt mỏi, đau ngực, khó thở hoặc có thể bị ho. Những triệu chứng này thường biểu hiện rõ khi người bệnh thực hiện các hoạt động gắng sức như đi bộ, leo cầu thang, khuân vác vật nặng, tập thể dục với bài tập nặng… Suy tim nặng có thể gây ứ dịch dẫn đến sung huyết phổi và phù ngoại vi.

Có nhiều phân độ suy tim, tuy nhiên hiện nay phân độ suy tim của Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA) được sử dụng rộng rãi nhất. Theo phân độ này, bệnh được chia thành 4 cấp độ dựa theo triệu chứng và sự hạn chế trong hoạt động thể chất của người bệnh:

Suy tim có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhiều ở người cao tuổi, là biến chứng cuối cùng của tất cả các bệnh liên quan đến tim mạch, bệnh tăng huyết áp hay các bệnh toàn thân khác…

Người già có rủi ro mắc suy tim cao hơn người trẻ không?

So với người trẻ tuổi, người già có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến suy tim hơn. Đồng thời, tình trạng suy tim ở người cao tuổi cũng thường tiến triển nhanh nếu không được điều trị kịp thời và quản lý đúng cách.

Hơn 90% (1) số ca tử vong liên quan đến bệnh tim xảy ra ở người lớn từ 65 tuổi trở lên. Tỷ lệ nhập viện và tử vong do suy tim ở người cao tuổi cũng tăng đáng kể. Tỷ lệ mắc bệnh suy tim tăng dần theo tuổi, chiếm khoảng 20% ​​ở những người trên 75 tuổi. (2)

Suy tim là nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở bệnh nhân trên 65 tuổi tại các nước phương Tây. Do đó, suy tim con được xem là một hội chứng lão khoa, có tiên lượng xấu và di chứng tàn tật cao. Suy tim ở người cao tuổi thường liên quan đến một số bệnh đi kèm phức tạp, có thể làm nặng thêm diễn biến của bệnh.

người cao tuổi có nhiều yếu tố nguy cơ suy tim hơn so với người trẻ
Người cao tuổi có nhiều yếu tố nguy cơ suy tim hơn so với người trẻ

Nguyên nhân dẫn đến suy tim ở người già

Người cao tuổi có càng nhiều yếu tố nguy cơ thì càng dễ bị suy tim. Những nguyên nhân khiến người già bị suy tim gồm:

Triệu chứng suy tim ở người già

Những triệu chứng của bệnh suy tim ở người cao tuổi cũng tương tự như triệu chứng ở các nhóm tuổi khác. Triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện tùy thuộc vào mức độ suy tim nặng hay nhẹ và nguyên nhân gây suy tim. Biểu hiện của bệnh có thể bắt đầu một cách đột ngột hoặc phát triển dần dần trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Đối với người già bị suy tim độ 1, các triệu chứng thường không ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày.

Các triệu chứng của suy tim mạn tính thường gặp ở người cao tuổi bao gồm:

Đối với suy tim cấp, các triệu chứng tương tự như suy tim mạn tính, tuy nhiên diễn biến đột ngột và tiến triển nặng nhanh như: đột ngột bị khó thở, nhịp tim nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, đau ngực nếu suy tim cấp do nhồi máu cơ tim.

Các biến chứng suy tim ở người lớn tuổi

Người bệnh bị suy tim ở mức độ càng cao thì triệu chứng càng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, suy tim nếu không được điều trị sớm và quản lý đúng cách, có thể tiến triển nặng và gây ra các biến chứng:

người cao tuổi suy tim nặng cần phải nhập viện để điều trị
Người cao tuổi suy tim nặng cần phải nhập viện để điều trị

Phương pháp chẩn đoán suy tim ở người cao tuổi

Các dấu hiệu và triệu chứng suy tim ở người cao tuổi thường mơ hồ, không điển hình, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đi kèm như béo phì, bệnh lý đường hô hấp, suy van tĩnh mạch… Do đó, để chẩn đoán chính xác bệnh, sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp cận lâm sàng khác bao gồm:

Điều trị suy tim ở người già như thế nào?

Điều trị suy tim sớm sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh, có thể giúp hồi phục chức năng tim, nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ đột tử. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ kết hợp các loại thuốc hoặc thiết bị hỗ trợ.

Tuy nhiên, người cao tuổi bị suy tim có thể không sử dụng thuốc đủ liều theo khuyến cáo do: huyết áp thấp, tần số tim chậm, chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp, suy chức năng gan, suy chức năng thận, có nhiều bệnh nền đi kèm, suy giảm nhận thức… Do đó, người cao tuổi thường ít được kê toa thuốc điều trị suy tim đầy đủ hơn và liều dùng cũng thấp hơn so với khuyến cáo.

1. Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc có thể được chỉ định cho người cao tuổi bị suy tim gồm: thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ thể angiotensin, thuốc ức chế thụ thể mineralocorticoid (MRAs), Sacubitril/Valsartan, thuốc ức chế đồng vận chuyển natri glucose 2, Ivaradine, Diogoxin, Vericiguat và omecativ mecarbil…

2. Điều trị khử rung và tái đồng bộ tim

Cấy máy khử rung tim tự động (ICD) giúp phòng ngừa đột tử do rối loạn nhịp thất và liệu pháp tái đồng bộ tim (CRT) giúp hai tâm thất co bóp đồng bộ hơn, cải thiện chức năng tim và triệu chứng bệnh. Có hơn 40% ICD và CRT được cấy ghép ở bệnh nhân trên 70 tuổi và hơn 10% cho bệnh nhân trên 80 tuổi.

>> Xem thêm: Bệnh suy tim có chữa được không? Có thể trị dứt điểm không?

3. Ghép tim

Đây là phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, khi người bệnh không đáp ứng với các biện pháp điều trên.

Bệnh suy tim ở người già có chữa khỏi được không?

Suy tim ở người già mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng điều trị sớm và đúng cách sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh, giúp làm chậm tiến triển bệnh. Đồng thời, giảm số lần nhập viện, phòng ngừa đột tử, cải thiện chất lượng cuộc sống và giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Điều trị suy tim ở người cao tuổi cần thận trọng vì có thể do nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, trong quá trình điều trị suy tim ở người cao tuổi, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các y bác sĩ, bệnh nhân và người nhà. Người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, đồng thời thay đổi lối sống khoa học để giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

bệnh nhân bị suy tim cần thăm khám sức khỏe tim mạch định kỳ
Bệnh nhân bị suy tim cần thăm khám sức khỏe tim mạch định kỳ

Cách chăm sóc cho người già cao tuổi suy tim sống chung với bệnh

Bệnh suy tim ở người cao tuổi thường có tiên lượng nặng. Vì vậy, người bệnh cần trang bị những kiến thức về tim mạch và có lối sống khoa học để làm chậm tiến triển bệnh.

Hiện nay, Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh triển khai phòng khám chuyên biệt về Suy tim, thăm khám chuyên sâu, theo dõi chặt chẽ, chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân suy tim nhằm giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong.

Phòng khám Suy tim do các chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cố vấn và trực tiếp thăm khám như: PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh (Giám đốc Trung tâm Tim mạch, hơn 50 năm kinh nghiệm), ThS.BS.CKII Huỳnh Thanh Kiều (Trưởng khoa Nội tim mạch 1 kiêm Trưởng đơn vị Suy tim, hơn 20 năm kinh nghiệm), BS.CKI Hoàng Thị Bình (Phó khoa Nội tim mạch 1, hơn 13 năm kinh nghiệm), ThS.BS.CKII Nguyễn Thị Ngọc (hơn 20 năm kinh nghiệm), ThS.BS Đỗ Thị Hoài Thơ (hơn 10 năm kinh nghiệm)…

Phòng khám suy tim Trung tâm Tim mạch Tâm Anh

Để đặt lịch khám, tư vấn tầm soát và điều trị Suy tim với các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:

Người bị nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, tiểu đường và tăng huyết áp có nguy cơ mắc bệnh suy tim cao hơn khi già đi. Chính vì vậy, cần quản lý tốt các yếu tố nguy cơ gây suy tim ở người già. Đồng thời, cần kết hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ và có lối sống lành mạnh, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Link nội dung: https://chodichvu.vn/suy-tim-a-ngaeai-gia-nguyaan-nhacn-triau-chang-chaon-aoan-aiau-tra-a35320.html