Tự kỷ: Nguyên nhân, chẩn đoán và biến chứng nguy hiểm bạn cần biết

Tự kỷ là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến hiện nay để giải thích cho những khiếm khuyết về giao tiếp, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như những cách điều trị tự kỷ qua bài viết sau nhé!

1Tự kỷ là gì?

Tự kỷ (tiếng Anh: autism), tên gọi đầy đủ là rối loạn phổ tự kỷ, là một hội chứng rối loạn phát triển có liên quan đến sự phát triển chức năng của não, đặc trưng bởi những khiếm khuyết về kỹ năng giao tiếp xã hội, ngôn ngữ hành vi, sở thích bị hạn chế hoặc lặp đi lặp lại.

Đây là một nhóm rối loạn hành vi xuất phát từ yếu tố di truyền và môi trường sống.

Tự kỷ thường được chia làm 2 loại:

Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ

Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ

2Nguyên nhân gây tự kỷ

Các nguyên nhân cụ thể dẫn đến tự kỷ chính xác cho đến nay vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, các yếu tố sau đây có thể liên quan đến tình trạng tự kỷ của trẻ

3Dấu hiệu của bệnh tự kỷ

Các dấu hiệu ban đầu cần chú ý

Trẻ em có các triệu chứng trên đặc biệt là trong độ tuổi cần giác sát (lúc 9, 15, 30 tháng tuổi) cần được thăm khám và tầm soát bệnh.

Hạn chế giao tiếp xã hội

Trẻ em mắc chứng tự kỷ thường gặp vấn đề về các kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội như:

Các hành vi lặp lại

Trẻ em mắc chứng tự kỷ thường có các hành vi lặp đi lặp lại như

Biểu hiện của bệnh tự kỷ

Trẻ tự kỷ thường hay thu mình, hạn chế giao tiếp xã hội và đôi khi có những hành vi bất thường

4Biến chứng nguy hiểm

Một loạt các biến chứng về thể chất và tinh thần thường đi kèm với tự kỷ, cụ thể:

5Cách chẩn đoán bệnh

Về cơ bảnm để chẩn đoán bệnh lý tự kỷ sẽ có 2 yếu tố cốt lõi, thứ nhất là quá trình phát triển của trẻ, các chi tiết thất thường mà cha mẹ ghi nhận lại. Thứ hai, các bác sĩ sẽ thực hiện các bài kiểm tra, đánh giá chuyên biệt để đánh giá tại chỗ để xác định khả năng tương tác của trẻ với cha mẹ và người lạ.

Tổng hợp thông tin và chẩn đoán: Các bác sĩ sẽ sử dụng các tiêu chí trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5) để tiến hành chẩn đoán liệu rằng trẻ có mắc tự kỷ hay không.

Các tiêu chí này sẽ bao gồm: Đặc trưng của chứng tự kỷ (như phản ứng với tên, sự bắt chước), hành vi lặp lại (ví dụ ngón tay bất thường) và cuối cùng là bất thường giảm giác (như quá nhạy cảm với tiếng ồn).

6Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Trẻ tự kỷ thường có dấu hiệu chậm phát triển hơn các trẻ thông thường. Bên cạnh đó, trẻ mắc chứng tự kỷ thường hay có những biểu hiện bất thường như chậm nói, ít tương tác hoặc có những hành vi kì quặc, lặp đi lặp lại mà bố mẹ có thể quan sát được.

Bất cứ khi nào quan sát thấy các triệu chứng trên hoặc nghi ngờ trẻ bị tự kỷ thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để nhận sự tư vấn và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng về sau.

Nơi khám chữa tự kỷ

Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu tự kỷ, hãy đưa trẻ đến các phòng khám tâm lý uy tín hoặc bạn có thể đưa trẻ đến khoa Tâm thần - Tâm lý của các bệnh viện lớn để được thăm khám và chữa trị:

7Các phương pháp chữa bệnh

Tâm lý trị liệu

Trẻ tự kỷ rất cần tình yêu thương và sự quan tâm chăm sóc đặc biệt từ ba mẹ và người thân.

Ba mẹ hoặc người thân hãy dành nhiều thời gian hơn để chơi và trò chuyện với trẻ. Hơn hết, cha mẹ cũng cần được huấn luyện để hiểu được con, sống hòa hợp hơn với những dấu hiệu và phong cách giao tiếp của con. Từ đó tạo ra sự tham gia chung và tăng cường sự chú ý của trẻ.

Đồng thời, ba mẹ nên phối hợp với các chuyên gia tâm lý, thực hiện các phương pháp trị liệu để giúp trẻ tự kỷ phát triển các kỹ năng xã hội và cải thiện khả năng giao tiếp. Một số ví dụ có thể kế đến là Phân tích hành vi và ứng dụng (ABA), liệu pháp lời nói và ngôn ngữ.

Sử dụng thuốc

Hiện chưa có thuốc đặc trị cho bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, bác sĩ có thể cho trẻ dùng các loại thuốc để điều trị các triệu chứng liên quan đến tự kỷ như thuốc an thần, thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ, thuốc trầm cảm, thuốc động kinh nhằm giảm các hành vi hung hăng, hành vi tự hại bản thân.

Trẻ tự kỷ rất cần sự quan tâm chăm sóc đặc biệt từ cha mẹ và người thân

Trẻ tự kỷ rất cần sự quan tâm chăm sóc đặc biệt từ cha mẹ và người thân

8Biện pháp phòng ngừa

Tự kỷ ở trẻ do rất nhiều nguyên nhân gây nên, dù không thể hoàn toàn ngăn ngừa nhưng người mẹ khi mang thai có thể thực hiện các biện pháp sau để hạn chế tối đa nguy cơ trẻ sinh ra mắc tự kỷ:

Trẻ có thể mắc chứng tự kỷ ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào, cho nên ba mẹ hãy quan tâm đến trẻ nhiều hơn để hạn chế nguy cơ mắc tự kỷ cho con.

Bài viết vừa thông tin đến bạn nguyên nhân, dấu hiệu cũng như các cách giúp trẻ khi trẻ mắc tự kỷ. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ đến người thân của bạn nhé!

Link nội dung: https://chodichvu.vn/ta-ka-nguyaan-nhacn-chaon-aoan-va-biaon-chang-nguy-hiam-baon-caon-a36162.html