Ung thư đường tiêu hóa là khối u ác tính xuất hiện ở bộ phận, cơ quan trong hệ tiêu hóa, chẳng hạn như dạ dày, thực quản, khoang miệng, đại tràng.... Do đó, ung thư đường tiêu hóa gồm có ung thư dạ dày, vòng họng, ung thư thực quản....
Nếu phát hiện bệnh sớm, việc điều trị sẽ trở nên đơn giản, kịp thời, từ đó có thể chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh ung thư này rất mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác dù khối u đã phát triển mạnh mẽ. Do đó, hãy tầm soát ung thư đường tiêu hóa định kỳ để phát hiện sớm, ngăn ngừa khối u hình thành, phát triển.
Dấu hiệu ung thư đường tiêu hóa được xem phổ biến nhất là:
- Đau bụng.
- Luôn trong tình trạng mệt mỏi, cơ thể uể oải,
- Sụt cân đột ngột.
- Phân có lẫn máu.
- Sờ vùng bụng thấy khối u.
Là một trong những căn bệnh đe dọa tới tính mạng của người bệnh nhưng nếu như phát hiện sớm, điều trị ung thư đường tiêu hóa kịp thời hoàn toàn chữa khỏi bệnh. Theo WHO, tỷ lệ sống trên 5 năm khi phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu lên đến 90%. Ngược lại với giai đoạn muộn thì tỷ lệ sống chỉ còn khoảng 10%.
Tầm soát, khám sàng lọc ung thư tiêu hóa ngay khi chưa có dấu hiệu là cách giúp phát hiện bệnh sớm nếu như khối u bắt đầu hình thành. Từ đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán, phác đồ điều trị ung thư đường tiêu hóa phù hợp theo giai đoạn của bệnh và đối tượng cụ thể. Bên cạnh đó, chẩn đoán bệnh sớm giúp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân, có thể chữa khỏi bệnh.
Để có sức khỏe tốt nhất, đảm bảo chất lượng cuộc sống, ai cũng nên thực hiện khám sàng lọc, chẩn đoán ung thư tiêu hóa. Nhất là những nhóm đối tượng được xem có nguy cơ bị ung thư tiêu hóa cao sau đây:
- Người có người thân từng mắc ung thư tiêu hóa.
- Chế độ sinh hoạt, ăn uống không khoa học, lành mạnh: Thường xuyên ăn đồ mặn, cay nóng, uống rượu bia, đồ ăn nhanh, ít ăn rau...
- Người bị bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa .
Phương pháp tầm soát chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay:
- Xét nghiệm máu: Đo chỉ số CEA, xét nghiệm CA 19-9...
- Siêu âm: giúp xác định được kích cỡ và vị trí khối u.
- Chụp X-quang: Thông qua phim chụp X-quang, bác sĩ sẽ thấy được các tổn thương, khối u nằm ở vị trí nào trong đường tiêu hóa.
- Nội soi đường tiêu hóa: Thông qua hình ảnh cơ quan trong hệ tiêu hóa sẽ xuất hiện trên màn hình mà phương pháp này mang lại giúp bác sĩ quan sát, phân tích xem hệ tiêu hóa chứa tế bào ung thư không. Nếu thấy có polyp, bác sĩ sẽ chỉ định làm sinh thiết.
Giảm phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa như thế nào? Để giảm nguy cơ khối u ác tính hình thành và phát triển ở đường tiêu hóa, bạn hãy thay đổi lối sống, chế độ ăn uống của mình sao cho khoa học, lành mạnh.
- Hạn chế dùng đồ uống có ga, cồn, chất kích thích.
- Không hút thuốc.
- Duy trì một chế độ dinh dưỡng, ăn uống lành mạnh, nên ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả tươi.
- Vận động mỗi ngày.
- Sàng lọc ung thư thực quản, dạ dày, đại trực tràng... định kỳ.
Như vậy, các bạn đã có được câu trả lời về ung thư đường tiêu hóa có chữa được không, phương pháp chữa.... Để được giải đáp và tư vấn chi tiết, bạn có thể liên hệ và tìm tới bác sĩ, bệnh viện uy tín.
Đặt lịch khám tại Vinmec, quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE hoặc đặt TẠI ĐÂY hoặc có thể qua app MyVinmec. Theo dõi lịch và khám bệnh tại Vinmec sẽ đơn giản, nhanh chóng hơn.
Link nội dung: https://chodichvu.vn/ung-thae-aaeang-tiaau-ha3a-ca3-chaa-aaeapsc-khang-ca3-nguy-hiam-khang-a36172.html