Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy - Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Quai bị là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan trực tiếp qua đường hô hấp. Bệnh có thể bùng phát thành dịch và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm tinh hoàn,viêm buồng trứng, viêm não - màng não, viêm tụy, điếc tai. Bệnh quai bị ở thanh thiếu niên rất phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và học tập. Quai bị ở người lớn tuy ít gặp nhưng các triệu chứng thường nặng và nguy cơ gặp các biến chứng cao hơn.
Bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc họ Paramyxovirus gây nên. Bệnh quai bị xảy ra quanh năm nhưng tỷ lệ mắc bệnh cao và dễ thành dịch là vào mùa đông-xuân. Nguồn bệnh là người đang nhiễm quai bị cấp tính. Virus lây từ người bệnh qua người lành thông qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, khạc nhổ, virus trong dịch mũi họng hoặc các hạt nước bọt,... phát tán ra ngoài không khí hoặc bám vào các bề mặt, người lành hít trực tiếp hoặc chạm vào các đồ dùng bị nhiễm virus sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Thời kỳ lây truyền của bệnh kéo dài từ 7 ngày trước đến 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên của bệnh. Không phải ai nhiễm virus quai bị cũng mắc bệnh, những người này cũng là nguồn nhiễm lây virus cho những người xung quanh mà không tự ý thức để cách ly, tránh lây nhiễm.
Virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu 2-3 tuần, tuy nhiên vấn đề lây bệnh qua phân, nước tiểu đến nay vẫn chưa được xác nhận.
Sau khi vào cơ thể, virus nhân lên ở tỵ hầu và hạch bạch huyết, nồng độ virus tăng cao trong máu, sau đó xâm nhập các cơ quan. Viêm tuyến nước bọt là biểu hiện bệnh thường gặp nhất, trẻ sốt, đau tuyến mang tai, sau đó lan ra xung quanh. Sau từ 1 đến 2 ngày, tuyến mang tai trẻ sưng to dần, sưng lan ra vùng trước tai, xuống dưới hàm. Lúc đầu sưng một bên, 1-2 ngày sau sưng tiếp bên kia. Thường bị sưng cả hai bên, ít khi chỉ sưng một bên, một bên sưng to, một bên sưng nhỏ không đối xứng. Đôi khi tuyến mang tai sưng to làm mất rãnh trước và sau tai, mặt biến dạng, phình ra, cằm xệ, cổ bành. Da vùng tuyến mang tai sưng căng, bóng, sờ nóng, đau nhưng không đỏ, ấn không lõm. Nước bọt ít, quánh, đau khi há miệng, khi nuốt, sưng hạch góc hàm, họng viêm đỏ.
Virus quai bị có thể khu trú và gây bệnh ngoài tuyến nước bọt, như gây viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm tụy, viêm màng não, viêm não, viêm tủy sống, viêm đa rễ và dây thần kinh,... Những biến chứng này có thể xảy ra trước, cùng hoặc sau quai bị. Có khi biến chứng xảy ra đơn độc, không kèm viêm tuyến nước bọt.
Bệnh quai bị ít gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi, sau hai tuổi tỷ lệ trẻ mắc bệnh tăng dần, và tần suất bệnh cao nhất ở tuổi thanh thiếu niên 10-19 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn ở nữ. Quai bị ở thanh thiếu niên dễ lây, do trong môi trường học đường tập trung đông người, dễ tạo thành ổ dịch.
Bệnh quai bị không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến học tập. Khi mắc bệnh quai bị, các em phải nghỉ học ít nhất hai tuần, không đến các khu vực công cộng để để hạn chế lây cho người khác. Bệnh quai bị có thể điều trị tại nhà, bệnh diễn biến và tự khỏi trong 1-2 tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra các biến chứng rất nguy hiểm, trong đó thường gặp nhất là biến chứng ở cơ quan sinh sản ở cả nam và nữ. Người bệnh phải nằm nghỉ ngơi, hạn chế đi lại vận động, có chế độ dinh dưỡng tốt, giữ vệ sinh răng miệng, dùng thuốc hạ sốt, giảm đau và phải được theo dõi sát sao để kịp thời phát hiện các biến chứng. Bệnh có thể điều trị tại nhà, nhưng khi có các biểu hiện như đau sưng tinh hoàn, đau đầu, co giật, đau bụng, buồn nôn, bất thường ở mắt, tai và các cơ quan khác cần được đưa đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Bệnh quai bị ít xảy ra ở người lớn, nhưng khi đã nhiễm bệnh thì nguy cơ gặp các biến chứng cao hơn và nặng hơn trẻ em. Do đó, khi mắc quai bị ở người lớn thì không nên chủ quan, cần đến các cơ sở thăm khám để được điều trị và phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra.
Biến chứng viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn xảy ra ở 20-35% nam giới bị quai bị sau tuổi dậy thì. Viêm tinh hoàn thường xuất hiện 5-10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao trở lại, buồn nôn, tinh hoàn đau, sưng to gấp 2-3 lần bình thường, da bìu đỏ, đau nhức. Bệnh nhân có thể sưng một hoặc hai bên tinh hoàn. Có thể dẫn đến biến chứng teo tinh hoàn, giảm số lượng tinh trùng và gây vô sinh.
Ở nữ giới, biến chứng viêm buồng trứng xảy ra ở 7% nữ giới sau tuổi dậy thì. Ở phụ nữ có thai, nếu nhiễm quai bị vào 3 tháng đầu, thai nhi có nguy cơ bị dị tật hoặc gây sảy thai, nếu nhiễm quai bị vào 3 tháng cuối thai kỳ, có nguy cơ sinh non hoặc thai lưu. Tuy rất hiếm gặp, nhưng các biến chứng của quai bị như viêm cơ tim, viêm não, viêm tụy có thể gây tử vong.
Bất kỳ ai không có miễn dịch đều có thể mắc quai bị, tiêm vắc-xin quai bị là biện pháp phòng chống bệnh tốt. Vắc-xin quai bị là vắc-xin sống, giảm độc lực, có độ an toàn cao, không gây sốt, miễn dịch tạo được sau tiêm vắc-xin bền vững, có thể bảo vệ lâu dài.
Hiện tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec đang có vắc-xin MMR II & Diluent Inj 0.5ml của MSD (Mỹ), đây là vắc-xin phối hợp sởi-quai bị-rubella sử dụng cho trẻ em trên 12 tháng tuổi và người lớn. Liệu trình tiêm gồm 2 mũi, thời gian tiêm theo độ tuổi như sau:
Mũi 1 là lần tiêm đầu tiên.
Mũi 1 là lần tiêm đầu tiên.sớm hơn khi có dịch, mũi 2 phải cách mũi 1 ít nhất một tháng.
Phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng.
Khi tiêm đủ các mũi tiêm theo liệu trình, hiệu lực bảo vệ của vắc-xin có thể lên đến 95%. Việc sử dụng vắc-xin phối hợp sẽ giúp phòng chống được nhiều bệnh trong một mũi tiêm, giảm đau khi tiêm ít mũi và tiết kiệm được nhiều thời gian đi lại.
Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://chodichvu.vn/banh-quai-ba-a-thanh-thiaou-niaan-va-ngaeai-traeang-tha-nh-vinmec-a36198.html