Khi mang thai, cơ thể mỗi bà bầu lại có sự thay đổi khác nhau. Trong đó, vị trí bụng bầu dưới hay trên là sự khác biệt rõ nhất. Bên cạnh những lời đồn thú vị xung quanh việc mang bầu bụng dưới như dấu hiệu sinh con trai, dễ đẻ,... thì cũng rất nhiều mẹ bầu tỏ ra lo lắng vì sợ tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Bầu bụng dưới hay dân gian gọi là chửa bụng dưới, đây là tình trạng bụng dưới to hơn nhiều so với bụng trên. Hiện tượng này thường khiến thai phụ nặng nề và khó chịu hơn so với các mẹ chửa bụng trên. Đặc biệt ở mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi rõ rệt hơn ở những tháng cuối thai kỳ.
Chửa bụng dưới (mang thai dạ dưới) thường do vị trí túi thai nằm thấp dưới tử cung của mẹ. Nguyên nhân chính là do vị trí làm tổ của thai nhi trong tử cung. Có thể hiểu đơn giản là nếu thai làm tổ ở phía dưới tử cung thì mẹ sẽ mang bầu bụng dưới và ngược lại. Ngoài ra, chửa trên hay dưới cũng phụ thuộc vào cơ bụng của mẹ bầu. Trường hợp chửa dưới thường gặp ở những mẹ có cơ bụng yếu, cơ bụng nhão, không săn chắc do ít tập luyện.
Theo các chuyên gia, tình trạng này khá phổ biến và thường không gây nguy hiểm. Bởi vị trí bụng bầu trên hay dưới chỉ thể hiện vị trí cơ bụng của thai phụ và vị trí của thai nhi trong tử cung chứ không phản ánh tình trạng sức khỏe của mẹ và em bé. Do đó, nếu mẹ đang bầu bụng dưới thì không cần quá lo lắng về tình trạng này.
Thay vì lo lắng bầu bụng dưới, các mẹ hãy tập trung tăng cường sức khỏe thông qua chế độ dinh dưỡng, tập luyện nhẹ nhàng và thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh tạo điều kiện cho thai nhi phát triển tốt nhất.
Tuy nhiên, các mẹ chửa bụng dưới vẫn cần chú ý bởi nếu thấy bụng tụt quá thấp thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe bất thường, lúc này mẹ nên theo dõi sát sao để có hướng xử trí kịp thời.
Tình trạng chửa bụng dưới được ông bà ta cho rằng đó là dấu hiệu của một số vấn đề trong thai kỳ như giới tính, tình trạng sức khỏe. Chính vì thế, đã có rất nhiều hiểu lầm xung quanh việc bà bầu mang thai bụng dưới. Sau đây là 2 hiểu lầm phổ biến nhất về tình trạng này.
Theo kinh nghiệm dân gian, các bà các mẹ truyền tai nhau rằng chửa bụng dưới là dấu hiệu mang thai con trai. Nhưng dưới góc độ khoa học, điều này hoàn toàn không có căn cứ chính xác. Bởi chúng ta đều biết rằng giới tính của thai nhi quyết định bởi tinh trùng của người bố (nhiễm sắc thể Y) và không liên quan đến vị trí thai nhi trong tử cung. Vì thế, để xác định chính xác giới tính của thai nhi là trai hay gái, các mẹ bầu không nên chỉ nhìn bụng mà cần thực hiện siêu âm hoắc làm xét nghiệm NIPT.
Dân gian cũng đồn rằng bầu bụng dưới dễ đẻ hơn bầu bụng trên. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là lời đồn bởi không có mối liên hệ nào giữa vị trí bụng bầu và khả năng sinh nở. Theo các chuyên gia, việc dễ đẻ hay không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, cơn chuyển dạ, độ mở tử cung và rất nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, mẹ bầu bụng dưới vẫn cần lưu ý ở những tháng cuối thai kỳ bởi lúc này thai nhi sẽ có xu hướng quay đầu và tụt xuống để sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ. Điều này sẽ khiến bụng bầu vốn thấp lại càng thấp hơn. Các mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn và cảm thấy nặng nề hơn rất nhiều.
Để cải thiện cảm giác khó chịu, nặng nề do chửa bụng dưới và có thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ bầu cần thực hiện theo những hướng dẫn sau đây.
Như đã đề cập ở trên, chửa bụng dưới không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé. Chính vì thế, thay vì để ý đến vị trí bụng bầu, các mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất để bé yêu trong bụng phát triển một cách toàn diện nhất.
Mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo đủ 4 nhóm chất quan trọng gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đồng thời tăng cường thực phẩm giàu axit folic, DHA, canxi, sắt để bổ sung đủ lượng vi chất cần thiết giúp trẻ khỏe mạnh, thông minh hơn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chú ý đến cân nặng bởi việc tăng cân quá nhanh hay quá ít cũng có thể là dấu hiệu bất thường cần điều chỉnh.
Ngoài chế độ ăn uống thì tư thế của mẹ bầu cũng rất quan trọng, nhất là tư thế khi ngủ. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, các mẹ không nên nằm ngửa mà hãy nằm nghiêng về bên trái vì nghiêng bên phải quá nhiều sẽ cản trở việc dẫn máu đến thai nhi. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng thêm gối đỡ ở những tháng cuối thai kỳ để đỡ mỏi và thoải mái hơn khi ngủ. Khi ngủ dậy hay chuyển từ nằm sang ngồi, các mẹ nên ngồi từ từ và dùng tay chống đỡ. Đồng thời đưa 2 chân xuống trước và dùng tay nâng người lên trước khi bước xuống khỏi giường. Ở tư thế ngồi, mẹ chửa dưới nên ngồi tựa lưng vào thành ghế cùng một chiếc gối đệm nhỏ phía sau.
Với những mẹ bầu bụng dưới, càng về cuối thai kỳ tình trạng cơ thể càng nặng nề, khó khăn trong di chuyển và sinh hoạt. Do đó, mẹ cần tuyệt đối tránh những hành động như cúi gập người để bê vác vật nặng hay ngồi xổm, đứng quá lâu ở một tư thế.
Tinh thần đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe mẹ và bé. Chính vì vậy, dù mang bầu bụng dưới hay trên, mẹ cũng không nên lo lắng mà hãy nghỉ ngơi, thư giãn để có tâm trạng tốt nhất. Đặc biệt, hãy dành thời gian nghe nhạc, đọc sách, xem tivi, du lịch hoặc làm bất cứ việc gì khiến mẹ vui vẻ để duy trì trạng thái tích cực nhất.
Đây là cách giúp các mẹ giảm căng thẳng, mệt mỏi khi mang bầu bụng dưới. Những bài tập nhẹ nhàng như ngồi thiền, đi bộ, yoga,… cũng rất tốt cho sức khỏe và quá trình sinh nở sau này.
Trên đây là những thông tin chi tiết về hiện tượng bầu bụng dưới trong thai kỳ. Hy vọng những nội dung trong bài viết này sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về tình trạng này và an tâm tận hưởng thai kỳ khi mang thai bụng dưới.
Link nội dung: https://chodichvu.vn/tam-hiau-va-mang-baou-bayenng-daeai-va-2-hiau-laom-thaeang-gaop-a36476.html