Đôi nét về Đất Nước Đài Loan

Đài Loan thuộc khu vực Thái Bình Dương, phía nam giáp với Biên đông và phía đông giáp với Trung hải. Đài Loan còn một số đảo nhỏ ở kế bên như: Lan Tư, Lục Đại, quần đảo Bành Hồ, Kim Môn, Mã Tổ...

Đài Loan chia toàn lãnh thổ đảo thành ba khu hành chính: gồm Đài Bắc, Đài Trung và Đài Nam. Đài Bắc là khu vực phát triển nhất và tập trung nhiều khu công nghiệp ở đó. Đài Bắc còn có một ngành điện ảnh phát triển. Đài Trung cũng có khu công nghiệp nhưng ít hơn ở Đài Bắc. Đài Nam chủ yếu là vùng nông nghiệp.

Về đơn vị hành chính, phần lãnh thổ Trung Quốc mà chính quyền Đài Loan quản lý được chia thành tỉnh Đài Loan, tỉnh Phúc Kiến, thành phố Đài Bắc, và thành phố Cao Hùng. Tỉnh Đài Loan lại được chia thành 18 huyện và 7 thành phố trực thuộc tỉnh. Tỉnh Phúc Kiến được chia thành 2 huyện. Thành phố Đài Bắc được chia thành 12 khu. Thành phố Cao Hùng được chia thành 10 khu. Các huyện lại được chia thành thành phố trực thuộc huyện (縣轄市), trấn (鎮) và hương (郷). Hiện thành phố trực thuộc huyện của Đài Loan gồm có 32 đơn vị. Các thành phố trực thuộc huyện được chia thành các lý (里) nhưng đây không hoàn toàn là một đơn vị hành chính thực thụ.

Đảo Đài Loan người đông đất ít. Tính đến cuối năm 2008, dân số Đài Loan là 23 triệu người, trung bình mỗi một kilômét vuông có 640 người.

Cơ cấu tuổi tác của dân số Đài Loan có xu thế già hóa. Đến cuối năm 2001, tỷ lệ dân số từ 0-14 tuổi giảm xuống còn 25,8%, tỷ lệ dân số từ 15-64 tuổi tăng lên đến 67,4%, và tỷ lệ dân số trên 65 tuổi tăng lên đến 6,8%.

Dân số Đài Loan rải rác không đồng đều ở các khu vực. Vùng núi có diện tích chiếm 1/3 tổng diện tích Đài Loan, có độ cao so với mặt biển trên 1000 mét, nhưng trung bình mỗi một kilômét vuông chỉ có hơn 20 người. Còn ở thành thị, mỗi một kilômét vuông có hơn 4800 người, nhất là ở thành phố Đài Băc, Cao Hùng, Đài Trung, Cơ Long, Tân Trúc, Gia Nghĩa, Đài Nam. Diện tích của 7 thành phố nói trên chỉ chiếm 2,9% tổng diện tích cả tỉnh, nhưng dân số chiếm 31% tổng dân số Đài Loan. Đài Loan có nhiều dân tộc, chủ yếu là dân tôc Hán, dân tộc Mông Cổ, dân tộc Hồi, dân tộc Mèo, dân tộc Cao Sơn v.v. Trong đó dân số dân tộc Hán chiếm trên 97% tổng dân số. Cộng đồng dân tộc Hán chủ yếu gồm người miền nam Phúc Kiến và người Khách Gia. Phần lớn người miền nam Phúc Kiến có quê quán Thuyền Châu hoặc Chương Châu tỉnh Phúc Kiến, và phần lớn người Khách Gia có quê quán Mai Châu và Triều Châu tỉnh Quảng Đông.

Dân tộc Cao Sơn là dân tộc thiểu số có dân số nhiều nhất ở Đài Loan. Về nguồn gốc của dân tộc Cao Sơn, có nhiều giải thích khác nhau, nhưng ngày càng nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy ông cha của dân tộc Cao Sơn Đài Loan là từ đất liền Trung Quốc di chuyển tới Đài Loan. Dân tộc Cao Sơn sinh sống chủ yếu tại các vùng núi cao của Đài Loan. Cho tới nay, dân số của dân tộc Cao Sơn luôn duy trì tăng trưởng, tính đến năm 2001, dân tộc Cao Sơn đã có 415.000 người.

Đài Loan có một nền kinh tế tự do năng động và giảm dần dần hướng dẫn của chính phủ nước về ngoài đầu tư và thương mại. Để giữ được xu hướng này, một số lớn doanh nghiệp ngân hàng, công nghiệp và các doanh nghiệp của nhà nước đã được tư nhân hóa. Xuất khẩu là động lực cung cấp chính cho công nghiệp hóa. Đài Loan thặng dư thương mại, và tiền dự trữ nước ngoài được xếp vào lọai lớn so với những nước phát triển. Gần đây, Đài Loan và Trung Quốc đã mở giao thông vận tải, du lịch và đã liên kết tăng cường khả năng kinh tế giữ hai chính phủ. Trong năm 2008 Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ để trở thành nguồn nhập khẩu lớn thứ hai của Đài Loan - sau Nhật Bản. Tốc độ tăng trưởng giảm xuống dưới 2% trong năm 2008, do sự phát triển toàn cầu chậm lại

Ngôn ngữ chính thức được dùng tại Đài Loan là tiếng Phổ thông Trung Quốc (người Đài Loan gọi là Quốc Ngữ), tiếp theo đó là tiếng Mẫn Nam (tức tiếng Phúc Kiến), tiếng Hẹ (từ dùng chỉ người Khách gia Trung Quốc, còn gọi là Hakka, Hakas), và một bộ phận nhỏ nói tiếng Cao Sơn (tiếng bản địa, thứ tiếng của dân tộc thiểu số) do đại bộ phận người Đài Loan được di cư từ tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông sang.

Link nội dung: https://chodichvu.vn/i-nt-v-t-nc-i-loan-a36870.html