Nếu bạn đã từng tự hỏi không biết Swiss là nước nào thì câu trả lời đó là Thụy Sĩ, đừng nhầm lẫn với Thuỵ Điển nhé các bạn nhé, vì đã có rất nhiều người không phân biệt được Thuỵ Sĩ và Thuỵ Điển. Thuỵ Sĩ là đất nước nằm ở trung tâm châu Âu, có nền kinh tế, giáo dục phát triển vượt bậc. Thụy Sĩ có khí hậu ôn hòa, trong lành, mát mẻ quanh năm, bốn mùa được phân biệt rõ ràng với từng sắc thái đặc trưng.
Ngôn ngữ chính được sử dụng ở Thụy Sĩ là tiếng: Đức, Pháp, Ý.
Tôn giáo chính ở đây gồm có: Thiên Chúa Giáo La Mã ( chiếm tỷ lệ 41.8%), Tin Lành (khoảng 35,3%), bên cạnh đó còn có Hồi giáo, Do Thái giáo,.....
Biểu tượng của đất nước Thuỵ Sĩ là gì?
Đất nước Thụy Sĩ - những thông tin mà bạn chưa biết
Nếu bạn đã từng tự hỏi không biết Swiss là nước nào thì câu trả lời đó là Thụy Sĩ
Cùng tìm hiểu đất nước Thụy Sĩ về đặc điểm địa lý, tiền tệ, ngân hàng và kinh tế xem có gì đặc biệt nhé!
Những điểm du lịch nhất thiết phải đến khi du lịch Thụy Sĩ
Khí hậu tại Thụy Sĩ được đánh giá là vô cùng xứng đáng với biệt danh “đất nước hạnh phúc nhất thế giới”. Bởi thời tiết tại đây quanh năm đều rất mát mẻ, mùa hè thì có độ ẩm cao đi kèm với những cơn mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho các đồng cỏ và các trang trại chăn nuôi gia súc phát triển.
Vào mùa đông, trên các dãy núi thường có độ ẩm thấp, một số vùng đồng bằng thấp hơn đôi khi có xu hướng nghịch ôn, nghĩa là có thể không thấy Mặt Trời trong nhiều tuần liền.
Sở dĩ đất nước Thụy Sĩ có khí hậu ôn hòa, quanh năm mát mẻ đó là nhờ dãy Alps tại Tây - Trung Âu trải dài hơn 60% diện tích toàn bộ đất nước.
Thụy Sĩ có ¾ diện tích đất nước là núi đá. Xen giữa các hệ thống núi đá là các hồ lớn. Ở giữa núi và hồ là các cao nguyên, đó cũng chính là nơi hình thành nên các thành phố “diệu kỳ” - nơi người Thụy Sĩ sinh sống, thu hút khách du lịch đến thăm thú và nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, kéo dài tuổi xuân.
Với hệ thống núi đá, nguồn nước tự nhiên và khí hậu như vậy, Thụy Sĩ được UNESCO xếp hạng cao, vào loại di sản Biosphere của thế giới. Không chỉ là hệ thống nước vô cùng tinh khiết, ngọt ngào được thẩm thấu hàng ngàn năm qua các mạch núi đá, mà còn là bầu không khí sạch sẽ nhất thế giới, vô cùng giá trị đối với sức khỏe con người. Nhờ đó mà người Thuỵ Sĩ đã có thể xuất khẩu không khí sang nhiều nước đang bị ô nhiễm nặng nề.
Nhờ thiên nhiên, phong cảnh hùng vĩ cùng các công trình kiến trúc lâu đời, cổ kính mà đất nước Thụy Sĩ trở thành điểm đến du lịch vô cùng hấp dẫn. Bạn có thể tận hưởng cảm giác hòa mình với thiên nhiên khi chiêm ngưỡng những thắng cảnh ở hồ Geneva, tượng đài Sư tử tại Lucerne, thị trấn cổ Bern, vườn nho Lavaux, thác nước Trümmelbach hay sông băng Aletsch.
Edelweiss - bông hoa huyền bí và câu truyện về chủ nghĩa quốc gia của Thuỵ Sĩ
Khí hậu tại Thụy Sĩ được đánh giá là vô cùng xứng đáng với biệt danh “đất nước hạnh phúc nhất thế giới”
Bạn có biết, Thụy Sĩ có đến hơn 1.500 hồ và giữ khoảng 6% lượng nước ngọt của toàn châu Âu? Hệ thống sông đa dạng với diện tích sông băng có thể lên đến 1.063km2. Đây cũng là nguồn cung cấp nước cho các con sông lớn như Rhine, Rhone, Ticino.
Tất cả tạo nên một đất nước Thụy Sĩ thơ mộng, thiên nhiên tươi tốt, không khí trong lành và trở thành điểm đến mơ ước của nhiều người trên thế giới.
Bạn biết gì về tính cách của người Thuỵ Sĩ
Đất nước Thụy Sĩ nổi tiếng là trung tâm tiền tệ, tài chính, ngân hàng sầm uất nhất châu Âu và thế giới. Thụy Sĩ sở hữu hệ thống kho bạc lớn nhất và an toàn nhất trên thế giới với các chính sách bảo mật tuyệt đối. Tuy nhiên, có một điều đặc biệt khi gửi tiền tại các ngân hàng ở Thụy Sĩ đó là bạn sẽ không được nhận lãi suất mà thậm chí còn phải chi trả thêm phí quản lý. Mặc dù vậy, những “đại gia” giàu có trên thế giới vẫn rất ưa chuộng việc gửi tiền, hiện kim tại các ngân hàng của Thụy Sĩ vì sự bảo mật và an toàn tuyệt đối.
Sở dĩ đất nước Thụy Sĩ có được sự an toàn, bảo mật tiền tệ tốt nhất thế giới là vì chính sách chính trị trung lập của Chính phủ. Nghĩa là Thụy Sĩ luôn chọn đứng ngoài các cuộc chiến tranh và cũng không bao giờ chịu bất kỳ sự ảnh hưởng nào từ vấn đề chính trị trên thế giới.
Điều này cũng cho thấy chất lượng đào tạo ngành tài chính, ngân hàng tại Thụy Sĩ rất đáng ngưỡng mộ. Đất nước Thụy Sĩ hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến thú vị cho những du học sinh có ý định du học ngành tài chính, ngân hàng.
Rượu vang của Thuỵ Sĩ - những bất ngờ thú vị
Thụy Sĩ là một trong những quốc gia có nền kinh tế ổn định và phát triển nhất thế giới. Mức sống tại đất nước Thụy Sĩ được đánh giá cao với mức GDP bình quân đầu người lên đến 33.800 USD.
Thụy Sĩ cũng là quốc gia thành viên nổi bật của nhiều tổ chức thương mại trên thế giới như OECD, WTO, EFTA, JEC.
Thụy Sĩ là một trong những quốc gia có nền kinh tế ổn định và phát triển nhất thế giới
Mặc dù là một quốc gia có diện tích nhỏ khoảng 41,300 km2 , dân số chỉ khoảng hơn 8 triệu người và tập trung đông ở thành phố Geneva, Zurich, Basel nhưng nền kinh tế, công nghiệp và thương mại của Thụy Sĩ lại vô cùng phát triển, nhờ khả năng chuyên môn hóa lao động cực kỳ cao và tập trung vào các ngành công nghệ mũi nhọn, các ngành nghiên cứu có hàm lượng chất xám cao và khoa học chuyên sâu như y khoa, hoá học, năng lượng, vũ khí.
Một số lĩnh vực kinh tế chủ chốt tại đất nước Thụy Sĩ có thể kể đến là chế tạo, sản xuất các mặt hàng hóa chất, y dược, các dụng cụ đo lường khoa học và nhạc cụ.
Nhờ khả năng chuyên môn hóa cao mà các sản phẩm được sản xuất từ Thụy Sĩ luôn rất được ưa chuộng tại hầu hết các thị trường trên thế giới. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Thụy Sĩ như hóa chất, máy móc, đồ điện tử, đồng hồ,...
Đặc biệt, ngành xuất khẩu dịch vụ chiếm đến ⅓ tổng giá trị xuất khẩu, điển hình như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch và khách sạn.
Đây cũng là một trong những lý do mà các chương trình đào tạo ngành du lịch - khách sạn tại Thụy Sĩ được “săn đón” rất nhiều.
Sau khi đã tìm hiểu sơ lược đặc điểm nổi bật về địa lý, tiền tệ, tài chính, ngân hàng và kinh tế của Thụy Sĩ thì chắc hẳn bạn cũng đang rất nóng lòng muốn biết những điều thú vị về văn hóa, cuộc sống của người dân nơi đây đúng không? Vậy thì hãy cùng Tư vấn Du học Cầu Xanh điểm qua những sự thật bất ngờ ở Thụy Sĩ mà có thể bạn không ngờ tới!
Du học sinh Thuỵ Sĩ nên làm gì và không nên làm gì tại Thuỵ Sỹ?
Như đã đề cập, mức sống của người dân tại đất nước Thụy Sĩ là khá cao, họ có mức thu nhập ổn, cùng nhịp sống khá chậm rãi nhưng lại có rất nhiều quy định, quy tắc. Người Thụy Sĩ thân thiện với khách nhưng luôn tỏ ra lịch sự theo đúng quy chuẩn và không bao giờ quá vồ vập với người lạ.
Chapel Bridge - Cây cầu cổ kính nổi tiếng ở Lucerne, Thụy Sĩ
Đất nước Thụy Sĩ theo đuổi nền dân chủ trực tiếp, vì vậy, họ nhận thấy một khi quy định đã được đưa ra thì mọi người phải tuyệt đối tuân theo. Tất cả mọi thứ đều có thể được người Thụy Sĩ gán lên những quy tắc, chẳng hạn như “quy định về ngày Chủ Nhật ồn ào”, “quy định về thời gian được sử dụng máy giặt trong chính căn nhà của mình”.
Nếu bạn băng qua đường mà không có vạch kẻ đường tại các nước khác thì có thể được xem là bình thường, nhưng tại đất nước Thụy Sĩ, bạn sẽ bị người đi đường mắng thẳng mặt ngay trên đường phố.
Swiss Finger - hành động chỉ tay của người Thụy Sĩ cũng khá phổ biến, tuy nhiên, việc làm này đôi khi lại khiến nhiều người ngoại quốc khó chịu vì cảm thấy khá nặng nề.
Tổng hợp tất cả các trường đào tạo Ngành Du lịch Khách sạn lừng danh của Thuỵ Sĩ
Người Thụy Sĩ có một sở thích khá kỳ lạ đó là rất hay nhìn chằm chằm vào nhau hay bất cứ đồ vật, hiện tượng gì mà họ thấy lạ. Những cái nhìn của họ đều nói lên vẻ tò mò, tán thành hoặc phản đối. Đây quả là một sở thích kỳ lạ của người Thụy Sĩ đúng không?
Các bạn đừng nghĩ ngày “Chủ Nhật ồn ào” ở Thuỵ Sĩ sẽ là tiếng người uống bia rượu hát karaoke hay tiếng còi đinh tai nhức óc của dòng người đi lại tấp nập trên đường phố. Hoàn toàn trái ngược lại thì đúng hơn. Người ta còn nghĩ, ngày chủ nhật ở Thụy Sĩ giống y hệt cảnh trên “thiên đường chết”, nghĩa là không một bóng người, các cửa hàng, siêu thị đều hoàn toàn đóng cửa.
“Ngày chủ nhật ồn ào” là một điểm nhấn văn hóa khá thú vị của người Thụy Sĩ mà nhiều du khách, du học sinh rất thích thú. Ồn ào ở đây chỉ là vì người ta chỉ có nghe thấy tiếng chuông nhà thờ gõ cả ngày cứ mỗi 15 phút, hay ở những nơi đồng quê thì có tiếng lục lạc ở cổ của những chú bò trên cánh đồng mênh mông. Tất cả âm thanh đó đều được gọi là “good noise” đối với người Thụy Sĩ.
Thầy Anthony Lack của trường HTMI tặng đại diện Tư vấn Du học Cầu Xanh chiếc lục lạc bò - món quà lưu niệm đậm đà bản sắc Thụy Sĩ
Sự phân biệt chủng tộc ở đất nước Thụy Sĩ là rất hiếm, không phải là không có. Một số người lớn tuổi vẫn thường có định kiến với người Hồi giáo bởi họ ám ảnh về những thành phần khủng bố tại châu Âu. Đôi khi cũng có một bộ phận không thích người Do Thái.
Tuy nhiên, đó chỉ là những trường hợp cá biệt và khá hiếm gặp. Hơn nữa, với chính sách trung lập chính trị, đứng ngoài các cuộc chiến tranh thì người Thụy Sĩ cũng không phân biệt chủng tộc (một lý do để khơi mào cho các cuộc chiến tranh đòi quyền bình đẳng chủng tộc như ở các nước khác).
Du học Thuỵ Sĩ ngành Kinh doanh, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin
Mọi người vẫn nghĩ người Thụy Sĩ thường nói tiếng Đức (hay còn gọi là Swiss German) nhưng sự thật thì không phải vậy. Họ đề cao tiếng High German hơn, thường dùng trong những ngữ cảnh trang trọng và cũng không nói tiếng Đức trong cuộc sống hằng ngày.
Hơn nữa, người Thụy Sĩ cũng không thích bị ai đó nghĩ rằng họ nói tiếng Đức, thậm chí còn cảm thấy bị coi thường. Người Thụy Sĩ thường gọi người Đức là “d’Swabi”, họ không thường nghĩ tốt về người Đức nhưng cũng không thực sự nghĩ xấu.
Đặc biệt, người Thụy Sĩ luôn cảm thấy rằng họ có đẳng cấp hơn người Đức và hơn hẳn người Ý.
Thành phố Zurich có khoảng 2 triệu người nhưng Geneva của Thụy Sĩ thì chỉ có khoảng 300.000 người, bạn hoàn toàn có thể lái xe từ thành phố lớn về thôn quê chỉ từ vài chục phút đến vài tiếng đồng hồ. Một đặc điểm về thói quen sinh sống của người Thụy Sĩ khá thú vị đó là họ thường không thích di chuyển đến sinh sống ở các bang hay khu vực khác, vì vậy xuất hiện một vài hệ lụy như:
Các chương trình du học hè, du học đông tại Thuỵ Sĩ
Từ trung tâm thành phố, chị Caroline của Tư vấn Du học Cầu Xanh chỉ cần đi không lâu là đã đến được những nơi có phong cảnh tuyệt đẹp thế này
Phần lớn đàn ông tại Thụy Sĩ sẽ được cấp và sở hữu súng sau khi tham gia nghĩa vụ quân sự, tuy nhiên, họ lại không được phép có đạn. Vì vậy, tại Thụy Sĩ rất hiếm có các vụ án liên bang liên quan đến súng. Đây cũng là quốc gia duy nhất ở châu Âu có các cửa hàng bán súng công khai.
Người Thụy Sĩ có thể nói với nhau về đủ thứ chuyện trên đời nhưng lại rất ít khi nhắc đến vấn đề chính trị của đất nước hay các quốc gia khác.
Tại đất nước Thụy Sĩ, những vùng nói tiếng Pháp là nơi có nhiều người ngoại quốc sinh sống nhất, bởi ở đây có khá nhiều tổ chức phi lợi nhuận và quốc tế (Ủy ban Nhân quyền, Chữ thập đỏ,...). Người da đen, Ả Rập cũng thường tập trung nhiều ở vùng nói tiếng Pháp hơn. Tại các vùng nói tiếng Đức thì người nước ngoài chủ yếu là Đức, Áo và một số ít người Thổ Nhĩ Kỳ.
Đại diện Tư vấn Du học Cầu Xanh trước trụ sở Liên hợp Quốc ở Geneva
Các bang khá bảo thủ thường nằm ở trung tâm của Thụy Sĩ, điển hình như Zug, Schwyz. Mỗi bang đều có những tôn giáo chính thức riêng, thường là Tin Lành (tập trung ở những vùng nói tiếng Đức), Công giáo (thường thấy ở vùng nói tiếng Pháp).
Mức thuế tại Thụy Sĩ khá thấp và chỉ được quy định ở từng bang chứ không đánh thuế thu nhập quốc gia. Các bang sẽ trả thuế cho chính quyền liên bang với một con số khá nhỏ. Ví dụ như ở Zug, mức thuế thu nhập cá nhân cao nhất chỉ vào khoảng 13%, thấp hơn Mỹ và hầu hết các quốc gia Tây Âu.
Tại đất nước Thụy Sĩ, các cặp đôi thường có xu hướng không làm đám cưới mà chỉ thích sống và có con với nhau, xã hội mặc dù khắt khe và đặt ra nhiều nguyên tắc nhưng lại chấp nhận điều này.
Phần lớn người Thụy Sĩ đều có thói quen nấu nướng và ăn uống tại nhà vì mức giá tại các nhà hàng, quán ăn thường rất đắt đỏ. Bởi thu ngân, nhân viên, đầu bếp tại các quán ăn, nhà hàng ở Thụy Sĩ đều được yêu cầu phải trải qua quá trình đào tạo chính quy, giá thuê nhân công, lao động tại đây vì thế mà khá đắt.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang ở khắp mọi nơi trên thế giới thì Thụy Sĩ chủ trương trường học là đối tượng “last to close, first to open” - đóng cửa cuối cùng nhưng phải mở cửa đầu tiên. Điều này đủ để thấy rằng hệ thống giáo dục, đào tạo tại Thụy Sĩ rất được đề cao và chú trọng.
Chính phủ Thụy Sĩ đã chi đến 2,2% GDP hằng năm thay vì 1,1% như nhiều quốc gia khác để hoàn thiện và phát triển hệ thống giáo dục. Chính vì vậy, hệ thống cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu tại Thụy Sĩ luôn hiện đại, cao cấp, trở thành tiêu chuẩn hàng đầu cho nền giáo dục thế giới noi theo.
Các trường đại học tại đất nước Thụy Sĩ luôn lọt top các trường có chất lượng giảng dạy tốt nhất trên thế giới với nhiều ngành nghề hấp dẫn.
>>>>> Xem thêm: Danh sách các trường tốt ở Thụy Sĩ
Một số trường đại học tiêu biểu tại đất nước Thụy Sĩ có thể kể đến như:
Đất nước Thụy Sĩ có rất nhiều điều thú vị từ đặc điểm địa lý, văn hóa, lối sống, tính cách đến kinh tế, giáo dục, hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn đi du học tại nước này.
Nếu bạn đang có ý định đi du học Thụy Sĩ nhưng chưa biết phải bắt đầu chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ và các vấn đề liên quan như thế nào thì hãy liên hệ ngay cho Tư vấn Du học Cầu Xanh để được tư vấn chi tiết nhất.
Tại Tư vấn Du học Cầu Xanh, chúng tôi đã thiết lập hệ thống liên kết giữa các trường danh tiếng tại đất nước Thụy Sĩ nói riêng và nhiều quốc gia phát triển trên thế giới nói chung. Chuyên viên tư vấn tại Tư vấn Du học Cầu Xanh đều là những người đã từng có trải nghiệm du học và quốc tịch Thụy Sĩ nên rất am hiểu về nhu cầu cũng như điều kiện du học. Chúng tôi tự hào có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học và làm cầu nối cho hàng ngàn học sinh, sinh viên Việt Nam đến với nền giáo dục tiên tiến nước ngoài hằng năm.
Đừng chần chờ mà hãy gọi ngay cho Tư vấn Du học Cầu Xanh qua hotline hoặc truy cập website để được tư vấn về đất nước Thụy Sĩ và các chương trình du học chi tiết nhất!
Link nội dung: https://chodichvu.vn/tam-hiau-va-aaoyent-naeac-thayeny-sa-va-nhang-aiau-aaoc-biat-a37057.html