Có những điều kiêng kị khi mang thai mà nhiều người thường bảo nhau. Trong đó có việc không được bước qua người bà bầu, nhất là không được bước qua chân bà bầu. Theo quan niệm trong dân gian, đây là điều hoàn toàn cấm kị. Người dân từ lâu đã nhắc nhau những tác hại của việc này, nhằm tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Do vậy, người xưa thường kiêng không được bước qua người bà bầu trong suốt quá trình mang thai, từ những tháng đầu thai kì cho đến khi thai phụ sắp đẻ.
Không phải ai cũng biết vì sao không được bước qua chân bà bầu
Nguyên nhân của việc kiêng kị này được lý giải theo quan niệm dân gian như sau:
- Hành động bước qua phụ nữ có thai giống như sự coi thường, thậm chí là khinh rẻ đứa trẻ đang nằm trong bụng thai phụ. Việc coi thường này được cho là sẽ khiến em bé sinh ra dễ mắc hội chứng tự ti và hay bị mọi người bắt nạt.
- Sức khỏe, tâm lý bà bầu sẽ không được duy trì khi có người bước qua. Đặc biệt những lúc đang ngủ, nó sẽ khiến các mẹ dễ gặp ác mộng về việc bị đánh đập, chúng có thể kéo dài trong nhiều ngày, dẫn đến thai phụ mệt mỏi, hoang mang, lo lắng.
- Bước qua người bà bầu còn có thể làm giảm sức khỏe của em bé do các bước chân này dường như đã tạo một lực “bóng đè” nặng lên người mẹ đang mang thai.
Ngoài ra, dân gian còn cho rằng việc bước chân qua bụng của mẹ bầu sẽ làm tăng tình trạng ốm nghén.
Vì sao không được bước qua chân bà bầu là 1 quan niệm trong dân gian
Trên thực tế, việc không được bước qua chân bà bầu không chỉ là quan niệm dân gian, mà đã được khoa học chứng minh.
Căn cứ vào giải thích khoa học, các chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên bước qua người bà bầu, qua chân bà bầu bởi:
- Khi bà bầu bị bước qua người nhiều lần sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới tâm lý, dễ cảm thấy khó chịu, tâm trạng không thoải mái. Trong khi đó, trạng thái cảm xúc bất lợi của người mẹ sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Bởi bất kì biểu hiện tâm lý nào của bà bầu cũng có thể được thai nhi trong bụng cảm nhận rõ rệt. Nếu mẹ thường xuyên cau có, khó chịu sẽ không có lợi cho trẻ khi sinh ra. Thậm chí em bé có thể hay cau có, bực tức, không vui vẻ.
- Nếu bà bầu xoay người hay vận động đúng lúc có người bước qua người, qua chân sẽ dễ làm người mẹ bị tổn thương cơ thể. Khi đó, việc bước qua người bà bầu có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé vì chân người bước qua có thể va trúng vùng bụng. Thậm chí, người bước qua loạng choạng hay vấp có thể ngã đè lên bụng bầu, có khả năng gây động thai, nghiêm trọng hơn là sảy thai.
Việc không nên bước qua chân bà bầu không chỉ là quan niệm dân gian, mà đã được khoa học chứng minh
Mẹ bầu không chỉ cần tránh để người khác bước qua người, qua chân. Còn có một số việc khác mà thai phụ cần kiêng kị như:
Việc này được lý giải là do ở đám tang, khí lạnh từ người chết sẽ tác động bất lợi đến sức khỏe của bà bầu. ĐIều này cũng có căn cứ theo giải thích khoa học. Đó là do vi khuẩn trong thi thể người mất phân tán ra ngoài không khí, không tốt cho sức khỏe của thai phụ do cơ thể đang thời kỳ mang thai sẽ yếu sức đề kháng. Mẹ bầu có thể bị cảm cúm, sốt…
Bác sĩ sản khoa và Nhi khoa khuyên thai phụ mang thai từ tháng thứ 4 trở đi không nên nằm ngửa. Lúc này thai nhi đã to, trọng lượng thai nhi chèn vào tĩnh mạch chủ khiến quá trình cung cấp oxy bị cản trở. Bé sẽ có thể gặp nguy hiểm.
Ngoài việc kiêng không để người khác bước qua chân, qua người, bà bầu cần tránh ngồi xổm nhiều khi mới mang thai
Đây cũng là một quan niệm dân gian được truyền lại. Điều này được giải thích bới nếu thai phụ bước qua dây hoặc võng sẽ khiến dây rốn quấn cổ bé gây ngạt thở. Trên thực tế, các chuyên gia nhận định rằng lý giải này không chính xác bởi hiện tượng quấn cổ bé phải phụ thuộc vào chiều dài thân trẻ và sự chuyển động của thai nhi.
Tuy nhiên, bà bầu cũng không nên bước qua võng hoặc qua dây bởi việc này có thể gây vấp ngã, không an toàn.
Ngồi xổm nhiều khi mới mang thai hoặc với người thai yếu, dọa sảy hay thai thấp đều bất lợi. Bên cạnh đó, khi bụng to ra nhiều, việc ngồi xổm sẽ tạo áp lực đè vào bụng, gây tác động đến tử cung khiến thai nhi khó thở.
Như vậy, những thông tin trên đã giúp giải đáp vì sao không được bước qua chân bà bầu. Đây là một quan niệm dân gian đã có từ lâu, đồng thời cũng có cơ sở từ thực tế.
Link nội dung: https://chodichvu.vn/la-giaopsi-va-sao-khang-aaeapsc-baeac-qua-chacn-ba-baou-a37172.html