Mụn bọc là dấu hiệu viêm da dễ thấy ở các bạn trẻ tuổi dậy thì, đây cũng là một trong số các bệnh về da phổ biến hiện nay. Mụn bọc có thể mọc ở bất kỳ đâu trên mặt, đặc biệt khu vực cằm. Mụn bọc không những gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. (1) Bài viết dưới đây chia sẻ về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán và phòng ngừa mụn bọc ở cằm.
Mụn bọc ở cằm là những nốt mụn ở vùng cằm nổi lớn, gồ ghề, thường bắt đầu với những biểu hiện nổi mẩn đỏ, sưng tấy, có màu đỏ hồng, khi chạm vào đầu mụn có cảm giác cứng. Mụn bọc ở cằm còn khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu ở ngay vùng nổi mụn hoặc khu vực da xung quanh, có khi gây cảm giác ngứa dữ dội.
Khi xuất hiện mụn bọc ở cằm có thể là dấu hiệu của sự viêm nhiễm bề mặt da hoặc do vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong cấu trúc da, khiến da viêm và sinh mụn bọc, sau khi điều trị mụn bọc thường để lại sẹo. Loại mụn này xuất hiện trên cả nam lẫn nữ, nhiều nhất ở giai đoạn tuổi dậy thì.
Cằm cũng là nơi dễ nổi mụn bọc vì tại đây có nhiều tuyến mồ hôi và sợi bã nhờn, chúng hoạt động mạnh mẽ, gây mụn bọc. Ngoài vị trí cằm, mụn bọc còn có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên khuôn mặt bạn bao gồm: mụn bọc ở trán và mụn bọc ở má.
Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng mụn bọc có thể khiến bạn thiếu tự tin, đau nhức, khó chịu, đặc biệt sau khi điều trị hết mụn sẽ để lại sẹo trên cằm, mất thẩm mỹ. Chính vì thế, mụn bọc trở thành nỗi “ám ảnh” của nhiều người.
Mụn bọc ở cằm khá phổ biến, thường do viêm và tích tụ bã nhờn (dầu), da chết hoặc vi khuẩn. Phần lớn, mụn bọc xuất hiện ở phụ nữ do thay đổi nội tiết tố, di truyền và căng thẳng. Nổi mụn ở cằm thường liên quan đến sự gia tăng androgen - một loại nội tiết tố. Androgen kích thích sản xuất bã nhờn (dầu tự nhiên trên da) dẫn đến lỗ chân lông bị tắc và nổi mụn.
Các tình trạng sức khỏe nội tiết như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS: Polycystic Ovary Syndrome) cũng có thể gây mụn bọc ở cằm. Buồng trứng đa nang là sự gián đoạn khả năng sản xuất các hormone estrogen, progesterone và testosterone của cơ thể. Sự mất cân bằng nội tiết tố này có thể dẫn đến việc da sản xuất quá nhiều dầu và các tế bào da chết, dẫn đến mụn bọc ở cằm.
Tình trạng tăng sinh tiết dầu do sự gia tăng dầu thừa tự nhiên trên da mặt, khiến các tế bào da chết và vi khuẩn bị tắc trong lỗ chân lông, trở thành nguyên nhân sinh ra mụn bọc ở cằm. Vì khi lỗ chân lông bị bít tắc và mồ hôi không thoát ra được sẽ dễ khiến da vùng cằm xuất hiện nhiều loại mụn khác nhau, trong đó có mụn bọc.
Sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc cũng là một phần nguyên nhân khiến da mặt sinh mụn, trong đó có mụn bọc ở cằm. Bên cạnh việc sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, việc lạm dụng mỹ phẩm cũng là nguyên nhân khiến bạn bị mụn.
Những loại kem dưỡng, mỹ phẩm không hợp với da, không phù hợp với độ tuổi dễ dẫn đến kích ứng, lão hóa nhanh, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập vào da, làm ổ trong nang lông và gây mụn bọc, đặc biệt khu vực cằm, nơi có nhiều lỗ chân lông và kích thước lỗ chân lông cũng to hơn các vị trí khác.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học, không lành mạnh khiến bạn gặp các vấn đề về da. Với những người thường xuyên ăn thức ăn cay, nóng, chế biến nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, chế biến sẵn có nguy cơ nổi mụn cao, đặc biệt mụn bọc ở cằm. Bệnh cạnh việc ăn uống, thói quen sinh hoạt không lành mạnh như thường xuyên thức khuya, căng thẳng, mệt mỏi, hay sử dụng rượu bia, thuốc lá cũng rất dễ sinh mụn bọc ở cằm.
Di truyền cũng là nguyên nhân gây mụn bọc. Theo nghiên cứu, nếu trong gia đình có người thân mắc các bệnh da liễu như viêm tiết bã nhờn, da dầu, mụn trứng cá,… thì thế hệ sau có nguy cơ bị mụn bọc cao hơn 80% so với người bình thường.
Vệ sinh da không đúng cách là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mụn, nhất là trong giai đoạn da mặt đang tăng sinh tiết dầu. Vệ sinh da không đúng cách có thể khiến vi khuẩn, bụi bẩn bám trên da tích tụ ngày càng nhiều, sinh ra mụn, đặc biệt khu vực có nhiều tuyến bã nhờn như cằm.
Mụn bọc ở cằm còn có nguyên nhân do bạn sử dụng sản phẩm vệ sinh da không phù hợp, có chứa xà phòng, chất tẩy mạnh hoặc độ pH cao, khiến cho da khô, làm tổn thương hàng rào bảo vệ, sinh ra mụn và nhiều vấn đề về da khác như nám, sạm,…
Nặn mụn bằng tay là một thói quen xấu mà nhiều người mắc phải. Hàng ngày, bạn tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, vi khuẩn,… nên khi dùng tay nặn mụn sẽ dễ dẫn đến các vấn đề như viêm da, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn do vi khuẩn có thể đi từ tay vào da, vào máu qua vết thương hở khi nặn mụn.
Việc cố nặn mụn bằng tay còn dễ khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn, nhất là mụn bọc, mụn viêm, mụn mủ vì chúng dễ bị nhiễm trùng, dẫn đến sưng, viêm, gây đau nhức, khó chịu hoặc sốt cao. Nặn mụn bằng tay có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và làm trầm trọng hơn tình trạng mụn bọc ở cằm.
Hiện tượng lông mọc ngược đâm thẳng vào da cũng khiến bạn bị mụn bọc ở cằm. Việc nhổ lông hoặc cạo lông mặt sai cách có thể dẫn đến tình trạng lông mọc ngược. Mụn bọc ở cằm do lông mọc ngược sẽ có cảm giác rất đau nhức, ngứa ngáy và khó chịu.
Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc khiến đồng hồ sinh học của bạn hoạt động không bình thường, dễ gây các rối loạn về nội tiết tố, khiến đề kháng yếu đi, da mặt tăng tiết bã nhờn và gây mụn, ở những khu vực có nhiều tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn như vùng chữ T, 2 bên má và cằm rất dễ xuất hiện mụn bọc.
Cutibacterium acnes (C. acnes) là một loại vi khuẩn có sẵn trên da, trong điều kiện thường, loại vi khuẩn này sẽ không gây hại cho da. Tuy nhiên, khi gặp các điều kiện thuận lợi như da dầu, dầu nhờn trên da gây bít lỗ chân lông, C. acnes sẽ tấn công và gây viêm nhiễm một vùng da trên mặt, sinh mụn. Sau khi tấn công vào da, C. acnes sẽ phát triển nhanh và mạnh, gây viêm nhiễm, làm da mặt bạn xuất hiện mụn bọc, nhất là ở vùng cằm nơi có tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ.
Mụn bọc ở cằm có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, ở cả nam lẫn nữ, ở bất kỳ vị trí nào trên gương mặt. Đặc biệt ở một số người có khả năng bị mụn bọc cao hơn người bình thường như:
Mụn bọc ở cằm hay ở bất kỳ đâu trên mặt đều có kích thước khá lớn, viêm hoặc sưng đỏ, nhân mụn có màu trắng đục hoặc màu vàng, nằm sâu dưới lớp biểu bì da. Các vùng da xung quanh mụn bọc có màu đỏ, sờ vào có cảm giác cứng, quan sát bằng mắt có thể thấy nhân mụn ở phía trong.
Phần dịch mủ bên trong nhân mụn bọc chứa rất nhiều vi khuẩn, cho nên trong trường hợp mụn bọc bị vỡ, cần vệ sinh thật sạch phần dịch mủ, tránh vi khuẩn lây sang các vùng da khác, khiến tình trạng mụn trầm trọng hơn. Mụn bọc thường hình thành trên da sau một thời gian dài viêm nhiễm, cho nên được chia thành các giai đoạn tiến triển như sau:
Mụn bọc ở cằm thường dễ nhầm lẫn với một số tình trạng viêm da khác. Cho nên bạn cần xác định đúng loại mụn mà mình đang mắc để lựa chọn phương án điều trị phù hợp. Vì nếu xác định sai loại mụn, điều trị sai cách có thể khiến tình trạng mụn trên da trở nên tồi tệ hơn.
Bài viết liên quan: Mụn bọc ở má: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, phòng ngừa
Không! Nên tránh nặn mụn bọc ở cằm hay bất kỳ vị trí nào khác trên khuôn mặt. Mụn bọc trên cằm, mũi hoặc những nơi dễ thấy thường làm cho người bị mụn cảm thấy tự ti và lo lắng, soi gương liên tục sẽ khiến bạn muốn nặn mụn. Tuy nhiên, nặn mụn không phải là phương pháp điều trị mụn đúng cách. Thực tế, việc nặn mụn bằng tay có thể gây ra tình trạng mụn bị sưng, thâm hoặc nhiễm trùng nặng hơn.
Dù mụn bọc ở cằm có thể nặng nhưng bạn cần lưu ý chỉ nên lấy nhân mụn khi mụn ở giai đoạn 3, nhân mụn đã gôm lại và khô. Khi lấy nhân mụn cần vệ sinh thật sạch da, loại bỏ hoàn toàn nhân mụn, nặn mụn đúng kỹ thuật. Nếu cần thiết, hãy tìm đến các bác sĩ khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da để được hỗ trợ trong việc nặn mụn và giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm.
Bạn cần đến gặp bác sĩ Da liễu - Thẩm mỹ Da nếu tình trạng mụn bọc ở cằm trở nặng, đã điều trị nhưng vẫn tái phát liên tục. Khi này bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng một số loại thuốc điều trị mụn và kháng sinh dạng bôi hoặc uống.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá tình trạng mụn, sức khỏe da và đề xuất phác đồ điều trị mụn hợp lý. Ngoài ra còn có thể phối hợp các biện pháp như: dùng ánh sáng xanh, điện di, laser,… để điều trị mụn.
Mụn bọc thường mọc ở cằm là mụn bọc mủ, gây đau nhức, khó chịu, có nhân mụn màu trắng đục, màu vàng nhạt. Thông thường nếu xuất hiện mụn ở cằm được chẩn đoán do rối loạn nội tiết tố hoặc một số cơ quan trong cơ thể bị rối loạn chức năng. Ngoài ra, thói quen xấu như chống cằm khiến vi khuẩn lây từ tay sang mặt, đeo khẩu trang nhiều cũng gây tích tụ vi khuẩn khu vực cằm, sinh mụn.
Mụn bọc cũng có thể bị nhầm lẫn với một số loại mụn khác như mụn trứng cá nhưng khi bị mụn bọc, da bạn thường bị viêm nặng hơn, đặc biệt khu vực lỗ chân lông. Sưng đỏ và cứng xung quanh là dấu hiệu đặc trưng của mụn bọc. Để xác định đúng nguyên nhân gây mụn, bạn có thể đến gặp bác sĩ Da liễu - Thẩm mỹ Da để được tư vấn, điều trị.
Làm sạch da là một thói quen tốt, bạn nên duy trì cho dù da mặt có bị mụn hay không. Đây cũng được xem là cách trị mụn bọc ở cằm tại nhà hiệu quả, đơn giản. Vì sau một ngày dài, da đã tiếp xúc với quá nhiều khói bụi, vi khuẩn, tiết nhiều dầu, bã nhờn,… gây bít lỗ chân lông cho nên bạn cần làm sạch da. Bạn có thể dùng nước tẩy trang, sữa rửa mặt để làm sạch sâu từ bên trong da, vì nếu chỉ rửa mặt với nước thì da chắc chắn không thể sạch bã nhờn hoàn toàn.
Dùng các loại kem đặc trị mụn bọc ở cằm cũng là phương pháp phổ biến, được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng đối với những trường hợp bị mụn bọc trung bình và nặng. Các loại kem bôi được chỉ định thường chứa các thành phần tá dược như sau:
Với những trường hợp bị mụn bọc ở cằm trung bình và nặng, đã dùng các biện pháp trị mụn tại nhà như bôi kem, vệ sinh chăm sóc da đúng cách nhưng vẫn không khỏi thì có thể can thiệp bằng các liệu pháp y tế.
Những người gặp tình trạng mụn bọc ở cằm nghiêm trọng thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh đường uống. Có 2 loại thuốc thường được sử dụng để điều trị mụn bọc là Doxycycline và Minocycline. Để tăng hiệu quả hấp thụ các hoạt chất, nên uống kháng sinh này khi đói.
Kháng sinh đường uống giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn trên da và có thể mang lại kết quả trong việc điều trị mụn bọc ở cằm sau một vài tuần. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân theo chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo liều lượng và hạn chế tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, da nhạy cảm hơn với ánh nắng và giảm đề kháng với vi khuẩn C. acnes.
Isotretinoin dạng uống là một loại thuốc được sử dụng để điều trị mụn bọc ở cằm. Thuốc này có tác dụng làm giảm kích thước của tuyến bã nhờn, giảm tiết dầu, giảm sự xâm nhập của vi khuẩn C. acnes và có khả năng kháng viêm. Khi sử dụng Isotretinoin để điều trị mụn bọc ở cằm, quá trình điều trị thường bắt đầu từ mức liều thấp, tùy thuộc vào tình trạng cơ thể của mỗi người. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng phù hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Trong quá trình điều trị, tình trạng mụn cần được theo dõi tình trạng mụn thường xuyên. Điều này giúp phát hiện sớm các tác dụng phụ hoặc bất thường có thể xảy ra. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như da khô, viêm nhiễm hoặc tác dụng phụ nghiêm trọng khác, cần ngừng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.
Isotretinoin là một loại thuốc mạnh và có thể gây tác dụng phụ, vì vậy việc sử dụng nên được sát chặt chẽ bởi bác sĩ. Một lịch trình điều trị kéo dài và liều lượng thuốc chính xác sẽ được bác sĩ da liễu chỉ định để đảm bảo tác dụng kháng viêm và làm giảm mụn của thuốc được tối ưu hóa, hạn chế tác dụng phụ.
Trị mụn bằng laser là một phương pháp điều trị mụn tiên tiến sử dụng công nghệ cao, được áp dụng để điều trị mụn bọc phổ biến hiện nay. Phương pháp này sử dụng tia laser có các bước sóng cụ thể để tác động trực tiếp lên da với mục tiêu giảm tình trạng mụn, kháng viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn bọc ở cằm.
Khi áp dụng tia laser lên da, các lớp cấu trúc da sẽ hấp thụ năng lượng từ tia laser và tác động lên các tế bào mục tiêu. Quá trình này giúp giảm vi khuẩn gây mụn, làm giảm viêm nhiễm và cải thiện tình trạng da mụn. Ngoài ra, tia laser còn có khả năng kích thích tái tạo tế bào da, giúp da mềm mịn hơn và cải thiện sẹo mụn.
Sau quá trình điều trị mụn bằng laser, da của bạn cần được chăm sóc một cách tốt nhất. Bạn cần bôi kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng và không gây kích ứng, tuân thủ chế độ chăm sóc da hàng ngày đúng hướng dẫn từ chuyên gia. Đảm bảo rằng da được bảo vệ đúng cách để đạt được kết quả tốt nhất sau liệu pháp laser và tránh tác động tiêu cực sau quá trình điều trị.
Một phương pháp hiệu quả, đơn giản và tối ưu để điều trị mụn bọc ở cằm là lột da hóa học, còn được gọi là Peel da trị mụn. Có ba cấp độ peel da khác nhau gồm: bề mặt, nông và sâu. Quá trình này sử dụng các hóa chất có nồng độ cao để thẩm thấu sâu và tác động mạnh lên da. Giúp loại bỏ các lớp tế bào chết và tế bào da đã lão hóa, đồng thời hỗ trợ điều trị mụn bọc từ sâu bên trong da.
Thuốc peel da thường là dung dịch chứa các thành phần hóa học như: axit salicylic, axit glycolic, axit trichloroacetic,… Các hóa chất này sẽ tác động lên da, gây ra quá trình lột tế bào da tự nhiên, kích thích tái tạo tế bào mới. Kết quả da trở nên mềm mịn hơn, sạch mụn và tăng cường quá trình phục hồi của da.
Quá trình peel da có thể được tùy chỉnh theo nhu cầu và tình trạng da của từng người. Peel da bề mặt thường áp dụng cho da có mụn nhẹ. Trong khi lột da nông và sâu sẽ phù hợp để điều trị các tình trạng mụn nặng hơn và đi sâu vào các tầng da hơn. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất và tránh tác động phụ, việc sử dụng phương pháp này nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ da liễu.
Bài viết liên quan: Mụn bọc ở mũi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, phòng ngừa
Mụn bọc ở cằm có thể gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thẩm mỹ của những người bị mụn. Hy vọng rằng thông tin được chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây mụn, các phương pháp điều trị mụn bọc và cách chăm sóc da mụn một cách hiệu quả nhất.
Link nội dung: https://chodichvu.vn/mayenn-bac-a-caom-nguyaan-nhacn-daoyenu-hiau-chaon-aoan-pha2ng-ngaa-a37422.html