Sâu răng cửa – nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sớm và cách xử lý

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến và thường xảy ra ở mọi vị trí răng ngay cả răng cửa. Sâu răng cửa được đánh giá là vấn đề răng miệng nghiêm trọng bởi nếu không điều trị sớm, sâu răng cửa có thể dẫn tới mất răng vĩnh viễn. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông tin chi tiết về bệnh sâu răng cửa bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, ảnh hưởng của bệnh sâu răng cửa và những gì cần làm khi gặp phải vấn đề này.

Sâu răng cửa - nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sớm và cách xử lý 1

Nguyên nhân bị sâu răng cửa

Sâu răng cửa là tình trạng ngà răng và men răng xuất hiện các lỗ hổng và vi khuẩn xâm nhập vào các vị trí đó khiến các lỗ sâu ngày một rộng ra và có màu đen. Nguyên nhân gây sâu răng cửa có thể do nhiều yếu tố bao gồm:

- Chế độ ăn uống: Ăn quá nhiều đồ ăn thức uống chứa nhiều đường hoặc axit là một thói quen có thể dẫn đến sâu răng do các chất này là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại trong khoang miệng phát triển.

- Không giữ gìn vệ sinh răng miệng: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng sâu răng nói chung và sâu răng cửa nói riêng đó là vệ sinh răng miệng kém. Vệ sinh răng miệng quan trọng như thế nào có lẽ ai cũng biết nhưng làm thế nào để giữ vệ sinh răng miệng đúng cách thì chưa chắc mọi người đều thực hiện chuẩn.

- Do răng thiếu khoáng chất Flour: Đây là một khoáng chất quan trọng đóng vai trò làm chắc khỏe men răng và ngà răng, tạo lớp bảo vệ vững trãi bên ngoài cùng răng, hạn chế vi khuẩn gây sâu răng tấn công. Tuy nhiên, không phải ai cũng đang bổ sung đầy đủ Flour cho răng nên vẫn có trường hợp bị sâu răng do nguyên nhân này.

- Tình trạng cao răng: Cao răng là sản phẩm vôi hóa của các mảng bám răng miệng lâu ngày. Cao răng thường tích tụ mỗi ngày một nhiều và là nơi khu trú của vi khuẩn gây sâu răng và viêm nướu.

- Do nứt vỡ răng cửa: Nếu vì một chấn thương hay va đập nào đó mà răng cửa của bạn bị sứt mẻ ít hay nhiều thì nếu không giữ vệ sinh răng miệng cẩn thận, những vị trí này dễ bị vi khuẩn tấn công gây sâu răng.

- Khô miệng thường xuyên: Nước bọt là một chất diệt khuẩn tuyệt vời đồng thời giúp cân bằng môi trường vi sinh vật lành mạnh trong khoang miệng. Nếu tuyến nước bọt giảm tiết sẽ khiến cho khoang miệng không đủ ẩm ướt và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm nướu, sâu răng… hoạt động mạnh.

Nguyên nhân bị sâu răng cửa 1

Dấu hiệu và triệu chứng khi răng cửa bị sâu

Răng cửa có thể bị sâu ở nhiều vị trí khác nhau như trên bề mặt thân răng hoặc kẽ răng và có thể nhận thấy bằng mắt thường. Ngoài ra, sau đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm mình có đang bị sâu răng cửa không, chúng bao gồm:

Khi ăn, thức ăn thường xuyên kẹt lại ở kẽ răng cửa là một trong những triệu chứng bị sâu răng bởi khi đó vi khuẩn đã tấn công và ăn mòn kẽ răng, tạo khoảng trống khiến thức ăn dễ bị mắc lại.

Xuất hiện những đốm đen hoặc nâu đen trên răng cửa. Đây chính là những lỗ sâu răng bị vi khuẩn tấn công lộ ra lớp ngà răng, lớp này dần cứng lại và xỉn màu theo thời gian.

Cảm giác ê buốt, đau nhức ở răng cửa là tình trạng thường thấy khi bị sâu răng. Do men răng bị vi khuẩn xâm nhập và làm cho răng trở nên nhạy cảm, dễ bị ê buốt khi dùng đồ quá lạnh hoặc quá nóng, khi chải răng hoặc khi cắn đồ cứng. Đau răng do bị sâu răng là dấu hiệu răng bị sâu nghiêm trọng gây viêm tủy, khi ăn thức ăn rơi vào lỗ sâu gây đau buốt.

Hôi miệng cũng là một trong các triệu chứng của bệnh sâu răng bởi thức ăn dễ lọt vào các lỗ sâu và bị vi khuẩn phân hủy gây mùi khó chịu.

Sâu răng cửa ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt như thế nào?

Ảnh hưởng tới ngoại hình

Răng cửa là vị trí răng lộ ra ngoài, quyết định thẩm mỹ nụ cười của chúng ta. Nếu răng cửa bị sâu với các đốm hay lỗ đen lộ rõ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của hàm răng. Người bị sâu răng cửa thường có tâm lý ngại ngùng, sợ xấu mỗi khi nở nụ cười cũng như khi giao tiếp với người đối diện.

Làm răng suy yếu, tăng nguy cơ mất răng, gãy rụng

Sâu răng khiến cho men răng bị tổn thương, từ đó vi khuẩn xâm nhập và tấn công khiến răng yếu dần, khi chúng ăn mòn đến chân răng gây ra các vấn đề như mòn chân răng, viêm tủy, chết tủy dẫn đến răng gãy rụng.

Làm răng suy yếu, tăng nguy cơ mất răng, gãy rụng 1

Đau nhức, ê buốt khi bị sâu răng

Mỗi khi bị sâu răng, bạn có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng ê buốt răng, đau nhức mỗi khi ăn uống do vi khuẩn sâu răng ăn mòn lớp ngà bảo vệ răng. Không chỉ bị ê buốt thông thường, những ai bị sâu răng nặng còn trải qua những cơn đau nhức ngày đêm do viêm tủy và chỉ có đi nha khoa điều trị mới hết được.

Gây hôi miệng

Hôi miệng do sâu răng là tình trạng phổ biến, nó ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt giao tiếp của người bị bệnh sâu răng. Hơi thở có mùi hôi làm chúng ta giảm tự tin đi nhiều khi giao tiếp với người xung quanh.

Biến chứng bệnh lý khác

Sâu răng nghiêm trọng có thể dẫn tới viêm tủy và vi khuẩn sẽ lan vào máu rất nguy hiểm bởi chúng có thể lan tới phổi, não, tim… và gây viêm nhiễm tại các cơ quan này.

Hỏi đáp: Bạn có răng sâu không nhổ có sao không?

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng sâu răng cửa không phải vấn đề đơn giản, bệnh lý răng miệng này gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể. Vì thế, khi phát hiện dấu hiệu bị sâu răng cửa, bạn cần tìm giải pháp xử lý ngay để ngăn chặn sâu răng trở nên trầm trọng và gây ra các biến chứng. Các phương pháp điều trị sâu răng cửa sẽ được giới thiệu trong phần tiếp theo đây.

Sâu răng cửa phải làm gì?

Trước tiên cần khẳng định bệnh sâu răng cần tới các kỹ thuật xử lý nha khoa để điều trị dứt điểm, chúng ta không thể tự chữa sâu răng tại nhà như các bệnh viêm nướu hay hôi miệng được. Vì thế, khi phát hiện mình bị sâu răng cửa, việc cần làm là bạn hãy đến một bệnh viện hoặc phòng khám nha uy tín để xử lý ngay vết sâu răng. Tại đây, nha sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng thể và có thể tiến hành một số kỹ thuật sau:

Loại bỏ vết sâu

Vết sâu răng chính là nơi vi khuẩn sẽ ngày một tấn công và bào mòn răng của chúng ta, cần thực hiện vệ sinh vết sâu, sát khuẩn và nạo bỏ những mô răng bị hỏng nhằm hạn chế răng bị sâu trở lại.

Có thể bạn muốn biết: Sâu răng nhẹ đánh răng có hết không?

Điều trị tủy (nếu cần)

Trị tủy áp dụng trong trường hợp sâu răng gây viêm tủy, nha sĩ sẽ hút sạch phần tủy chết, sau đó vệ sinh và lấp đầy các ống tủy bằng vật liệu bịt kín phù hợp. Tiếp theo sẽ trám đầy lỗ sâu răng và thực hiện các kỹ thuật tạo hình như bọc răng…

Phục hình răng cửa

Đối với các vết sâu răng nhất là sâu răng cửa thì bước phục hình là không thể bỏ qua, bước này giúp ngăn ngừa sâu răng tái phát và quan trọng hơn là để lấy lại vẻ thẩm mỹ cho hàm răng.

Phục hình răng cửa 1

Tùy vào mức độ sâu răng cửa, nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn thực hiện một số thủ thuật sau:

Trám răng: Trám răng hay hàn răng là việc sử dụng các chất liệu trám răng để trám đầy vết sâu răng sau đó chỉnh hình và làm mịn bề mặt răng. Trám răng áp dụng trong trường hợp sâu răng cửa nhẹ, vết sâu nằm ở mặt trong của răng và kích thích vết sâu răng nhỏ hoặc vừa.

Hỏi đáp: Chi phí hàn răng sâu giá bao nhiêu tiền?

Bọc răng sứ: Trong trường hợp người bị sâu răng cửa nghiêm trọng, vi khuẩn sâu răng đã ăn mòn nhiều men răng thì bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn được bọc răng hay làm mão răng. Kỹ thuật này là sau khi nạo vét và làm sạch vị trí sâu răng, nha sĩ sẽ gắn một mão răng sứ giúp bao bọc chiếc răng bị sâu để tạo hình và bảo vệ cho răng lâu dài.

Việc điều trị sâu răng cửa sẽ diễn ra nhẹ nhàng, không đau đớn và mất nhiều thời gian nếu như răng cửa mới chớm bị sâu nhẹ và được phát hiện kịp thời. Vì vậy, để luôn luôn kiểm soát được tình hình sức khỏe răng miệng của bản thân, bạn hãy đi khám răng định kỳ 3 - 6 tháng/lần theo lịch hẹn với nha sĩ nhé. Ngoài ra, bạn đừng quên việc luôn luôn phải giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng ngừa bệnh lý sâu răng.

Link nội dung: https://chodichvu.vn/sacu-rang-caa-nguyaan-nhacn-daoyenu-hiau-nhaon-biaot-sam-va-cach-xa-la-a37462.html