Mụn có rất nhiều loại: mụn bọc, mụn mủ, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn trứng cá, mụn nhọt,... Trong các loại mụn, mụn nhọt không đầu sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ của người bị nhất. Tìm hiểu bài viết sau đây để biết được mụn nhọt không đầu là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị mụn bọc không đầu hiệu quả, an toàn.
Mụn nhọt không đầu là tình trạng mụn xảy ra khi nang lông bị viêm nhiễm, nhiễm trùng dẫn đến sưng tấy, mưng mủ và gây đau nhức. Mụn nhọt không đầu thường nổi thành từng cụm nhỏ và có màu đỏ, bên trong chứa dịch trắng. Mụn to dần sau 3 - 7 ngày sẽ vỡ ra gây chảy máu và chảy dịch, có mùi thối. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng có thể bị áp xe, nhiễm trùng, gây đau nhức dữ dội và gây sốt.
Mụn nhọt không đầu hình thành do rất nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là các lý do sau:
Trẻ em là đối tượng dễ gặp tình trạng mụn nhọt không đầu và chân cũng là một trong những vị trí thường gặp
Dầu hiệu nhận biết mụn nhọt không đầu thường không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các loại mụn khác. Bạn có thể phân biệt bằng cách theo dõi kỹ các triệu chứng bất thường bên dưới:
Để điều trị mụn nhọt không đầu hiệu quả, an toàn và đơn giản thì sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên là thích hợp nhất. Dưới đây là các cách trị mụn nhọt từ các nguyên liệu đơn giản, dễ tìm, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà:
Lá trầu không trị mụn nhọt không đầu nhờ có tác dụng như một kháng sinh tự nhiên
Trầu không là loại lá thường được ông bà xưa sử dụng để đắp cho những người bị vết thương hở, nhiễm trùng. Công dụng này có được là do lá trầu có tác dụng như như một kháng sinh có trong tự nhiên, giúp kháng khuẩn, chữa lành các vết thương bị nhiễm trùng, mưng nhỏ, mụn nhọt, mề đay, ghẻ lở.
Nguyên liệu: 1 nắm lá trầu không tươi
Cách thực hiện:
Tỏi là nguyên liệu thích hợp để trị mụn nhọt không đầu vì tỏi chứa thành phần kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên. Tỏi sẽ thẩm thấu sâu vào nang lông, ức chế vi khuẩn gây mụn nhọt, từ đó giúp trị mụn nhọt không đầu hiệu quả. Bạn cũng có thể ăn tỏi sống hàng ngày trong bữa ăn để tăng hiệu quả, tăng đề kháng cho cơ thể.
Nguyên liệu: 2-3 tép tỏi tươi
Cách thực hiện:
Lưu ý: Tỏi có tính nóng nên khi sử dụng liên tục nếu thấy bị kích ứng, mẩn đỏ thì nên sử dụng cách ngày.
Giấm táo trị mụn nhọt không đầu nhờ khả năng kháng nấm, kháng khuẩn tốt
Giấm táo giúp điều trị mụn nhọt nhờ khả năng kháng nấm, kháng khuẩn tốt. Giấm táo giúp làm sạch bụi bẩn, da chết, vi khuẩn, làm thông thoáng lỗ chân lông. Ngoài ra, giấm táo pha loãng còn có thể sử dụng như toner giúp cân bằng PH cho da, se khít lỗ chân lông.
Nguyên liệu: Giấm táo và bông tẩy trang
Cách thực hiện:
Lưu ý: Không sử dụng giấm táo nguyên chất vì có thể gây bỏng rát da, bắt buộc phải pha loãng. Sử dụng hàng ngày giấm táo pha loãng có tác dụng thay toner trước bước dưỡng da.
Tinh bột nghệ là nguyên liệu sử dụng trong trị mụn phổ biến, trong đó có cả mụn nhọt không đầu. Trong nghệ có hoạt chất là curcumin và các thành phần giúp diệt khuẩn, kháng viêm, phục hồi da, hạn chế sẹo thâm sau khi trị mụn. Đây là biện pháp mang lại hiệu quả cao, an toàn cho da.
Nguyên liệu: Tinh bột nghệ
Cách thực hiện:
Lưu ý: Có thể kết hợp uống tinh bột nghệ pha với nước ấm, mật ong vào mỗi buổi sáng để tăng hiệu quả cũng như tăng đề kháng cho cơ thể.
Sâm ngọc linh giúp khắc phục các tình trạng da: mụn nhọt, nám, tàn nhang,...
Sâm ngọc linh là nguyên liệu quý và tốt cho da của phụ nữ. Sử dụng sâm ngọc linh giúp loại bỏ bụi bẩn tích tụ dưới da, khắc phục các tình trạng da như: mụn, nám, tàn nhang, tăng độ đàn hồi, giúp da săn chắc, ngừa nếp nhăn hiệu quả. Sữa chua giúp tẩy da chết, làm thông thoáng lỗ chân lông, làm sáng da, giúp da luôn mịn màng.
Nguyên liệu: 1/2 thìa cà phê bột sâm ngọc linh và sữa chua
Cách thực hiện:
Trong Đông y, khoai lang có tính bình, vị ngọt, có khả năng tiêu viêm rất tốt. Lá khoai lang kết hợp với đậu xanh có tác dụng trong điều trị mụn nhọt nhờ khả năng hút hết mủ, làm khô nốt mụn nhọt hiệu quả. Đây là phương pháp được dân gian sử dụng từ lâu đời và cho hiệu quả tốt.
Nguyên liệu: 5g lá khoai lang và 12g đậu xanh, muối, 1 cái khăn sạch
Cách thực hiện:
Rửa mặt, tắm, vệ sinh da kỹ 2 lần/ngày để phòng ngừa nổi mụn nhọt không đầu
Để phòng ngừa mụn nhọt không đầu, bạn hãy tuân thủ các lời khuyên sau đây:
Nếu nốt mụn nhọt không đầu có kích thước nhỏ, không đau, không lan ra các vị trí khác thì sẽ không gây nguy hiểm. Bạn chỉ cần chăm sóc da và cơ thể tốt thì sau một thời gian khoảng 7-10 ngày mụn sẽ hết.
Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân có sức đề kháng kém, khi bị nổi mụn nhọt, liên cầu và tụ cầu sẽ dễ dàng xâm nhập vào nang lông, gây hoại tử, viêm nhiễm và chảy máu. Đối với trường hợp này, mụn nhọt sẽ thường dai dẳng, lan rộng, có thể gây nguy hiểm cho người bị. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tĩnh mạch, gây nhiễm trùng máu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.
Vì vậy, khi bị nổi mụn nhọt không đầu, bạn cần thận trọng kiểm tra kỹ tình trạng và mức độ. Nếu tình trạng nghiêm trọng, kèm sốt, đau và sưng tấy, có nguy cơ viêm nhiễm, bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị ngay lập tức.
Mong rằng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ được mụn nhọt không đầu là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị, phòng ngừa khi gặp phải. Nếu tình trạng mụn nhọt không đầu trở nên nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị nhé.
Link nội dung: https://chodichvu.vn/mayenn-nhat-khang-ca3-aaou-nguyaan-nhacn-daoyenu-hiau-cach-aiau-tra-a37515.html