Màn hình là một trong những bộ phận đắt nhất trên iPhone, chi phí thay thế có thể lên đến 323 USD đối với phiên bản iPhone 14 Pro. Do đó, khi chuẩn bị mua iPhone đã qua sử dụng, bạn nên kiểm tra kỹ phần màn hình để tránh bị mất tiền oan uổng.
Màn hình iPhone giả không chỉ cản trở trải nghiệm xem mà còn gây ra các sự cố liên quan đến cảm ứng, độ sáng màn hình… đồng thời làm giảm giá trị của thiết bị.
Bắt đầu từ phiên bản iPhone 11 và iOS 15.2, Apple đã bổ sung thêm tính năng cảnh báo nếu iPhone đã qua sửa chữa, sử dụng linh kiện không chính hãng (pin, màn hình…).
Đầu tiên, bạn hãy vào Settings (cài đặt) - About (giới thiệu) - Parts and Service History (các bộ phận và lịch sử dịch vụ). Nếu xuất hiện thông báo Genuine Apple Part (bộ phận Apple chính hãng) nghĩa là thiết bị sử dụng linh kiện chính hãng.
iPhone cảnh báo linh kiện không chính hãng.
Ngược lại, nếu thấy thông báo Unknown Part (phần không xác định) hoặc Unable to verify this iPhone has a genuine Apple display (không thể xác minh iPhone này có màn hình chính hãng của Apple) nghĩa là pin hoặc màn hình trên iPhone không phải là hàng chính hãng.
Để kiểm tra màn hình iPhone có bị thay thế hoặc sửa chữa hay không, bạn hãy nhìn vào các cạnh của màn hình. Mặt trước phải vừa khít và không có dấu hiệu của keo dính.
Màn hình không chính hãng sẽ có phần viền hơi khuyết.
Để bắt đầu, hãy tháo miếng bảo vệ màn hình (nếu có) khỏi màn hình. Sau đó chiếu đèn pin trực tiếp lên màn hình iPhone. Chú ý cách ánh sáng phản chiếu trên màn hình.
Màn hình giả thường có các đường kẻ ô dọc hoặc ngang, có thể nhìn thấy cùng với dải màu khúc xạ dưới đèn pin. Màn hình chính hãng sẽ toàn màu đen và không hiển thị các kiểu như vậy ngoại trừ phản xạ ánh sáng.
Màn hình iPhone giả thường không hỗ trợ các tính năng phần mềm như TrueTone và FaceID. Vì vậy, nếu iPhone không hiển thị TrueTone hoặc FaceID không hoạt động, thì có thể màn hình đã được thay thế.
TrueTone có sẵn trên tất cả các kiểu máy được phát hành kể từ iPhone 8. Khi được bật, nó sẽ tự động cảm nhận cường độ ánh sáng và nhiệt độ ở môi trường xung quanh để điều chỉnh độ sáng và tông màu của màn hình.
Nếu xuất hiện thông báo TrueTone Not Available nghĩa là màn hình iPhone không phải hàng chính hãng.
Lưu ý, với những công cụ sửa chữa tiến bộ, người thợ có thể khôi phục FaceID và TrueTone ngay cả trên màn hình giả.
- Khả năng chống nước: Màn hình giả thường không vừa vặn, và điều này có thể làm mất khả năng chống nước, chống bụi của iPhone.
- Chất lượng hình ảnh: Màn hình giả sẽ có độ phân giải, độ chính xác màu, độ tương phản và chất lượng hình ảnh tổng thể thấp hơn màn hình gốc.
- Độ nhạy cảm ứng: Màn hình giả thường cho khả năng phản hồi cảm ứng kém.
- Độ bền của màn hình: Màn hình giả thường sử dụng vật liệu chất lượng thấp hơn, do đó, chúng có thể dễ bị trầy xước, nứt và vỡ hơn khi bị rơi.
Link nội dung: https://chodichvu.vn/cach-kiam-tra-ma-n-hanh-iphone-la-thaot-hay-giaops-plo-a37651.html