Cúng tổ nghề là một trong những nghi thức tâm linh quan trọng đối với bất kì ai đang làm một ngành nghề nào trong xã hội. Điều này thể hiện lòng cảm ơn, ghi nhớ công lao người đi trước đã có công sáng lập và thể hiện mong ước được theo nghề suôn sẻ, phát triển.Cùng Báo Đắk Nông tìm hiểu qua 16 ngày cúng tổ nghề nổi tiếng nhất và cách cúng tổ nghề qua bài viết sau!
Hoạt động cúng tổ nghề cũng được nhiều người gọi là cúng Tổ Sư, cúng Đức Thánh Tổ, đây được cho là những người đã có công trong việc thành lập, gầy dựng và truyền bá một ngành nghề cụ thể trong xã hội.Mặt khác, một số ngành nghề đã có từ lâu không ai nhớ người sáng lập, nhưng sau này mới hưng thịnh, phát triển bởi một người. Chính vì vậy mà cúng tổ nghề đôi khi còn dành cho người đã có công giữ gìn, phát triển một ngành nghề cho thế hệ sau. Hoạt động cúng tổ nghề là một nét văn hóa của dân tộc ta nhằm nhắc nhớ những giá trị truyền thống lâu đời, là dịp để những người làm nghề cùng ngồi lại, củng cố niềm tin về công việc mà mình đang làm.Không chỉ vậy, cúng tổ nghề còn thể hiện những mong muốn, cầu bình an cho cả năm công việc thuận buồm xuôi gió, buôn may bán đắt hơn nữa.
Một số ngày cúng tổ nghề nổi tiếng dành cho các bạn tham khảo:
Để cúng tổ nghề, trước tiên trong nhà cần phải có bàn thờ tổ nghề, nếu không có thì những người cùng làm nghề có thể góp xây dựng lập bàn thờ tổ nghề tại một địa điểm thuận tiện cho việc cúng kiếng.
1 Ý nghĩa của lễ cúng tổ nghề
Hoạt động cúng tổ nghề cũng được nhiều người gọi là cúng Tổ Sư, cúng Đức Thánh Tổ, đây được cho là những người đã có công trong việc thành lập, gầy dựng và truyền bá một ngành nghề cụ thể trong xã hội.Mặt khác, một số ngành nghề đã có từ lâu không ai nhớ người sáng lập, nhưng sau này mới hưng thịnh, phát triển bởi một người. Chính vì vậy mà cúng tổ nghề đôi khi còn dành cho người đã có công giữ gìn, phát triển một ngành nghề cho thế hệ sau. Hoạt động cúng tổ nghề là một nét văn hóa của dân tộc ta nhằm nhắc nhớ những giá trị truyền thống lâu đời, là dịp để những người làm nghề cùng ngồi lại, củng cố niềm tin về công việc mà mình đang làm.Không chỉ vậy, cúng tổ nghề còn thể hiện những mong muốn, cầu bình an cho cả năm công việc thuận buồm xuôi gió, buôn may bán đắt hơn nữa. 2 Các ngày cúng tổ nghề nổi tiếng
Một số ngày cúng tổ nghề nổi tiếng dành cho các bạn tham khảo:- Ngày cúng tổ nghề ngành y: 15/1 âm lịch
- Ngày cúng tổ nghề ngành cơ khí xây dựng: 20/1 âm lịch
- Ngày cúng tổ nghề buôn bán: 10/3 - 15/3 âm lịch
- Ngày cúng tổ ngành làm tóc: 16/3 âm lịch
- Ngày cúng tổ nghề phun xăm: 22/3 hoặc 16/3 âm lịch
- Ngày giỗ tổ nghề làm bánh: 18/5 âm lịch
- Ngày cúng tổ nghề thêu: 12/6 âm lịch
- Ngày cúng tổ ngành mộc: 13/6 và 20/12 âm lịch
- Ngày cúng tổ nghề sân khấu: 12/8 âm lịch
- Ngày giỗ tổ ngành trang điểm: 12/8 âm lịch
- Ngày cúng tổ nghề spa: ngày 18/8 hoặc 3/11 âm lịch
- Ngày giỗ tổ ngành làm nail: 3/10 hoặc 13/11 âm lịch
- Ngày cúng tổ nghề ngành kế toán: 10/11 dương lịch
- Ngày giỗ tổ nghề thợ may: 12/12 âm lịch
- Ngày cúng tổ nghề sửa xe: 12/12 âm lịch.
- Ngày cúng tổ nghề cơ khí: 20/12 (20 tháng chạp).
3 Cách cúng tổ nghề như thế nào?
Để cúng tổ nghề, trước tiên trong nhà cần phải có bàn thờ tổ nghề, nếu không có thì những người cùng làm nghề có thể góp xây dựng lập bàn thờ tổ nghề tại một địa điểm thuận tiện cho việc cúng kiếng.Cách lập bàn thờ tổ nghề
Lập bàn thờ tổ nghề để những người làm cùng nghề có thể đến thắp hương, là nơi hương khói tuần tiết. Tùy vào ngành nghề, tín ngưỡng khác nhau mà cách lập bàn thờ tổ nghề cũng khác. Một số điểm cần lưu ý như sau:- Nên có thầy phong thủy xem hướng thích hợp cho việc đặt bàn thờ, bởi việc hợp phong thủy sẽ giúp làm ăn suôn sẻ, công việc thuận lợi hơn.
- Không nên đặt bàn thờ ở giữa cửa ravào hay dưới cửa sổ.
- Nên đặt bàn thờ ở nơi yên tĩnh, trang nghiêm.
- Có thể đặt cây xanh gần bàn thờ để tăng sinh khí, cầu tài lộc.
- Nên lau dọn bàn thờ thường xuyên, tránh để bàn thờ bụi bẩn, lâu ngày lạnh lẽo.
Lễ vật cúng tổ nghề
Mỗi ngành nghề sẽ có những lễ vật đặc thù riêng, tuy nhiên vẫn sẽ có một số lễ vật cơ bản như sau:- 2 bình hoa tươi
- 2 ngọn đèn cầy (loại lớn)
- Mâm ngũ quả
- Gạo, muối trắng, nước chè khô, rượu nếp
- 1 đĩa trầu cau
- Đồ lễ mặn: xôi, gà luộc cả con, thịt heo luộc/quay, bánh ngọt - mặn…
- 5 cây nhang rồng phượng
Thực hiện cúng tổ nghề
Người thực hiện cúng tổ nghề thường là người đại diện cho làng, phường sẽ thực hiện dâng hương cúng lễ sau khi chuẩn bị tươm tất mâm lễ. Người cúng sẽ mặc chỉnh tề và đúng nghiêm trang bái lễ theo các bước:- Đốt đèn cầy, rót rượu vào ly (1-3-5 ly)
- Châm nén hương thơm (1-3-5 nén) rồi chủ tế sẽ khấn vái, thắp hương vào lư hương.
- Đọc văn khấn cúng tổ nghề, mỗi đoạn đọc xong chủ tế phải cúi lạy 1 cái.
- Bái tế xong thì chờ cho hương tàn gần hết.
- Khấn văn hạ lễ, hóa vàng mã.
- Lấy gạo, muối, rượu rải xung quanh.