Cà pháo là một loại thực phẩm khá được nhiều người ưa chuộng, nhưng riêng với mẹ bầu thì được các bác sĩ khuyến cáo nên hạn chế dùng. Để hiểu rõ hơn bà bầu ăn cà pháo được không? Tác hại khi ăn cà pháo trong thai kỳ là gì? Hãy cùng Pharmacity tìm lời giải đáp ngay sau đây.
Thành phần dinh dưỡng có trong cà pháo
Cà pháo là một loại thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng đa dạng và cần thiết cho cơ thể, trong đó bao gồm sắt, protein, magiê, kẽm, kali, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C và nhiều chất khác. Dựa theo Đông y, cà pháo có tính hàn và vị ngọt, có thể giúp tiêu viêm, tán huyết, chỉ thống, lợi tiểu, nhuận tràng, đồng thời còn được sử dụng để trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao,…
Ngoài ra nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn cà pháo có thể giảm cholesterol toàn phần một cách đáng kể, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, cà pháo còn là một nguồn giàu chất xơ, giúp giảm nguy cơ táo bón trong thai kỳ và cải thiện hệ tiêu hóa cho phụ nữ mang thai.
Trong cà pháo cũng chứa nhiều thành phần tốt cho sức khoẻ
Bà bầu ăn cà pháo được không?
Mặc dù cà pháo có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Vậy bà bầu ăn cà pháo được không? Câu trả lời là ĐƯỢC nhưng cần hạn chế.
Bởi vì theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng loại quả này có chứa một chất độc gọi là solanin. Nếu mẹ bầu tiêu thụ liều lượng thấp thì không quá ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều có thể dẫn đến ngộ độc do hàm lượng solanin cao, đặc biệt là ăn cà pháo đang còn xanh hay chế biến như chấm mắm, muối xổi…
Bên cạnh đó, trong cà pháo cũng có nhiều thành phần độc như chì và cadmium, nên phụ nữ mang thai cần phải cẩn thận khi ăn thực phẩm này để tránh ngộ độc. Thay vào đó, mẹ bầu nên ăn đa dạng các loại rau để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của mình và thai nhi.
Bà bầu có thể ăn cà nhưng chỉ ăn với liều lượng nhỏ
Cách ăn cà đúng cho bà bầu
Để bản thân có thể thưởng thức cà pháo cách an toàn trong thai kỳ mà không lo ngại về ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả mẹ và bé, dưới đây là một vài lưu ý mẹ bầu nên áp dụng:
- Bà bầu nên chú ý ăn cà pháo một cách điều độ để vừa có thể thỏa mãn cơn thèm của mình và bảo vệ sức khỏe. Theo khuyến cáo, đối với bà bầu chỉ nên ăn cà pháo 1-2 lần mỗi tuần, mỗi lần chỉ nên ăn vài quả.
- Trong quá trình mang thai, các mẹ nên hạn chế tối đa việc ăn cà muối xổi vì chúng chứa một hàm lượng nitrat cao dê gây nguy hiểm tới sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Thay vào đó, hãy chọn ăn cà pháo đa chế biến chính như cà xào, cà luộc, cà nấu canh…để an toàn hơn.
- Khi muối cà, tốt nhất hãy tự tay muối, chế biến để giữ gìn vệ sinh. Hạn chế ăn cà bởi những nguồn không rõ ràng, vì cà dễ sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng gây nguy hiểm tới sức khoẻ.
- Chỉ nên bình thủy tinh hoặc bình gốm để muối cà, tránh sử dụng hũ nhựa bởi chúng sẽ gây ra phản ứng hóa học tạo ra các chất độc.
- Tránh ăn cà pháo muối vào buổi tối bởi chúng sẽ gây ra tình trạng đầy hơi và khó tiêu, từ đó dẫn đến việc giấc ngủ sẽ trở nên tệ hơn.
- Nếu cảm thấy có vị đắng khi ăn cà pháo muối, mẹ bầu không nên cố ăn chúng mà nên bỏ đi ngay. Vị đắng này có thể được xem là dấu hiệu khi quả cà đã chứa độc tố, vị đắng càng nhiều thì vị độc tố càng cao.
- Mẹ bầu nên loại bỏ hạt khi ăn cà muối, vì hạt cà muối được cho là nguyên nhân gây ra bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh. Do đó, hạn chế ăn cà muối trong thai kỳ là điều tốt nhất.
Mẹ bầu tránh ăn cà mối xổi vì dễ gây ngộ độc
Với những thông tin trên chắc hẳn mọi người đã biết rõ hơn về việc bà bầu ăn cà pháo được không? Qua đó có thể thấy trong quá trình mang thai, việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. Vậy nên, với những thực phẩm như cà pháo được khuyến cáo nên hạn chế ăn thì mẹ bầu tốt nhất không nên hoặc ăn ít để đảm bảo an toàn cho mình và cả thai nhi nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.