9 tháng tuổi là cột mốc trẻ có nhiều sự thay đổi như mọc răng sữa, biết cầm nắm, có thể tập nhai… Do đó, cha mẹ cần xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi phù hợp, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng để con phát triển tốt nhất. Đặc biệt chú trọng rèn luyện kỹ năng ăn uống chuẩn bị tốt cho giai đoạn tiếp theo.
Để hỗ trợ phụ huynh lên chế độ thực đơn đúng chuẩn, Sakura Montessori gửi đến các thông tin chi tiết về xác định nhu cầu dinh dưỡng, nguyên tắc ăn dặm, thực đơn gợi ý… Mời cha mẹ cũng theo dõi và tham khảo.
Xác định nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 9 tháng tuổi
Giai đoạn trẻ 8 - 9 tháng tuổi có nhu cầu dinh dưỡng như thế nào? Nhiều cha mẹ băn khoăn về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ giai đoạn 9 tháng tuổi để xây dựng thực đơn cung cấp đủ chất và năng lượng. Theo chuyên gia, giai đoạn này ngoài sữa mẹ trẻ cần ăn dặm thêm bột hoặc cháo, bữa phụ có trái cây, sữa chua…
>>Xem thêm: Bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán mẹ đừng bỏ lỡ
1. Nhóm chất dinh dưỡng yêu cầu trong thực đơn ăn dặm của trẻ 8 - 9 tháng tuổi
Trong thực đơn thực đơn ăn dặm cho bé 8 - 9 tháng tuổi cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng:
- Nhóm bột đường: gạo, yến mạch, lúa mì và các loại đậu xanh, đậu đỏ…
- Nhóm đạm: thịt, cá, cua, tôm, lòng đỏ trứng…
- Nhóm vitamin và khoáng chất: tất cả các loại rau củ, trái cây: rau mồng tơi, rau má, cà rốt, bắp cải, bí xanh, cà chua, các loại trái cây giàu vitamin C…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: pho mát, bơ, yaourt…
>>Xem thêm: Hành trình ăn dặm đúng cách, bé khỏe mẹ nhàn tênh
2. Khẩu phần ăn khuyến cáo cho trẻ giai đoạn 9 tháng tuổi
Dưới đây là khẩu phần hàng ngày được khuyến cáo cho trẻ giai đoạn 9 tháng tuổi bao gồm 3 bữa chính, 3 bữa phụ mời cha mẹ cùng tham khảo:
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 500 - 700ml/ngày
- Khẩu phần ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi bữa chính: 40g cháo/ bột/ cơm nát (tinh bột) + 30g thịt/ tôm/ cá (nhóm đạm) +30g rau xanh + 5ml dầu/ mỡ + 50 - 100g trái cây
- Khẩu phần ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi bữa phụ: yaourt, trái cây, bánh quy, phô mai…
Nguyên tắc ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi cha mẹ cần nhớ
Giai đoạn 9 tháng tuổi được xem là bước ngoặt chuyển từ giai đoạn ăn dặm bột ngọt sang mặn. Giai đoạn này yêu cầu các chế biến có sự thay đổi, thực đơn phong phú nhằm cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Để xây dựng cho trẻ chế độ ăn dặm 9 tháng đúng chuẩn, cha mẹ cần ghi nhớ một số nguyên tắc dưới đây:
- Tăng thô: Cha mẹ nên cho trẻ làm quen với các loại cháo đặc, bắt đầu bằng việc giảm 30% lượng nước khi nấu cháo. Trong trường hợp hệ tiêu hóa của con hoạt động tốt, trẻ hợp tác rèn luyện khả năng ăn nhai, chúng ta có thể chuyển sang nấu cháo đặc như người lớn.
- Đảm bảo khẩu phần ăn có đủ 4 nhóm thực phẩm chính: trong khẩu phần ăn của trẻ, cha mẹ bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm chính là nhóm chất béo, nhóm tinh bột, nhóm protein, nhóm vitamin và khoáng chất.
- Đa dạng nguyên liệu chế biến món ăn: Xây dựng và chế biến thực đơn ăn dặm cho trẻ 9 tháng đa dạng nguyên liệu, màu sắc giúp con thích thú, hợp tác ăn uống. Sử dụng thực phẩm tươi, rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn vệ sinh. Cha mẹ chỉ nên dùng các loại gia vị ăn dặm theo ý kiến của chuyên gia.
- Rèn luyện kỹ năng ăn uống cho trẻ: Cho con ăn đúng giờ, ngồi ăn tại bàn ăn để rèn luyện thói quen ăn uống nề nếp. Cho phép trẻ được cầm thức ăn để phát triển khả năng cầm nắm, ăn nhai.
- Cung cấp đủ nước và sữa: Cha mẹ cần cho bé uống đủ sữa và nước mỗi ngày để đảm bảo nguồn dinh dưỡng, tránh tình trạng táo bón.
>>Xem thêm: Tổng hợp 20+ những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé ăn dặm
10 món ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi ngon miệng, trẻ yêu thích
1. Cháo thịt bò, cải thảo
Chuẩn bị
- Thịt bò: 30g
- Cải thảo: 30g
- Gạo tẻ: 20g
- Dầu ăn dặm 20g
Thực hiện
- Gạo vo sạch, cho vào nồi thêm nước ninh nhừ
- Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn
- Cải thảo rửa sạch, băm nhỏ
- Cháo chín nhừ cho thịt bò, cải thảo vào khuấy đều, đun sôi 5 phút tắt bếp
- Múc cháo ra bát, thêm dầu ăn dặm, chờ nguội và cho trẻ ăn
2. Cháo thịt heo, rau ngót
Chuẩn bị
- Thịt nạc: 30g
- Rau ngót: 30g
- Gạo: 20g
- Dầu ăn dặm: 5g
- Hành khô
Thực hiện
- Thịt heo rửa sạch, thái miếng, băm nhuyễn và phi thơm với hành khô
- Rau ngót rửa sạch, cắt nhuyễn hoặc xay nhuyễn
- Vo sạch gạo và cho vào nồi ninh cháo ninh nhừ
- Cho thịt băm, rau ngót vào nồi cháo và đun sôi trở lại
- Múc cháo ra bát, thêm dầu ăn dặm, thêm dầu ăn dặm, chờ nguội và cho trẻ thưởng thức
3. Cháo gà, bí đỏ
Chuẩn bị
- Thịt gà: 30g
- Bí đỏ: 20g
- Gạo tẻ: 20g
- Dầu ăn: 5g
Thực hiện
- Thịt gà rửa sạch, luộc chín, vớt ra để nguội và xay nhỏ
- Loại bỏ vỏ, làm sạch bí đỏ, thái miếng, hấp chín, xay nhỏ
- Vo sạch gạo, cho vào nồi và nấu cháo chín nhừ
- Thêm bí đỏ, thịt gà xay vào cháo khuấy đều, đun sôi tiếp 5 phút và tắt bếp
- Múc cháo ra bát thêm dầu ăn dặm, chờ cháo nguội và cho trẻ thưởng thức
4. Cháo sườn, lòng đỏ trứng gà
Chuẩn bị
- Sườn heo non: 3 - 4 miếng
- 1 lòng đỏ trứng gà
- Gạo tẻ: 20g
- Dầu ăn: 5g
Thực hiện
- Sườn rửa sạch, trần nước sôi
- Vo sạch gạo, cho vào nồi, thêm nước, cho sườn và ninh như trong 30 - 45 phút
- Cháo chín nhừ, đánh tan lòng đỏ trứng gà và cho từ từ vào cháo, đun sôi lại
- Múc cháo ra bát thêm dầu ăn dặm, chờ cháo nguội và cho trẻ thưởng thức
5. Cháo gà, ngô nếp
Chuẩn bị
- Gạo tẻ: 20g
- Gạo nếp: 3g
- Thịt gà: 20g
- Ngô nếp: ⅓ bắp
- Dầu ăn: 5g
Thực hiện
- Cho gạo tẻ vo sạch vào ninh cháo chín nhừ
- Thịt gà nạc rửa sạch, băm nhỏ, cho vào chảo xào với dầu ăn
- Ngô rửa sạch, tách hạt, luộc chín và xay nhuyễn
- Cho thịt gà, ngô vào khuấy đều cùng cháo đến khi chín
- Múc cháo ra bát để nguội và cho trẻ ăn
6. Cháo cá hồi, bí đỏ
Chuẩn bị
- Cá hồi : 30g
- Bí đỏ: 30g
- Gạo tẻ: 40g
- Dầu ăn dặm: 5g
- Gừng, hành khô, hành lá
Thực hiện
- Rửa sạch cá hồi và hấp cách thủy cùng vài lát gừng tươi để khử sạch mùi tanh
- Cá hồi chín gỡ bỏ xương, băm nhuyễn và phi thơm cùng hành khô
- Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín và nguyền nhuyễn
- Cho gạo tẻ vo sạch vào ninh cháo chín nhừ
- Cho cá hồi, bí đỏ vào cháo, nấu xôi và cho hành lá thái nhuyễn
- Tắt bếp sau khi hoàn thành quá trình nấu cháo cá hồi, bí đỏ, múc ra bát, thêm dầu ăn dặm và cho trẻ thưởng thức
7. Cháo tôm, súp lơ xanh
Chuẩn bị
- Tôm: 30g
- Cải súp lơ xanh: 30g
- Gạo: 20g
- Dầu ăn: 5g
- Hành khô băm nhuyễn
Thực hiện
- Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, bỏ chỉ đen, băm nhuyễn và xào với hành khô
- Súp lơ xanh rửa sạch, trụng qua nước sôi, cắt nhuyễn
- Vo sạch gạo cho vào nồi, thêm nước và ninh cháo nhừ
- Cho tôm, súp lơ xanh vào cháo và nấu chín
- Múc cháo ra bát, thêm dầu ăn dặm, chờ nguội và cho bé ăn
8. Cháo gà, ngô ngọt, măng tây
Chuẩn bị
- Gạo tẻ: 20g
- Thịt ức gà: 30g
- Ngô ngọt: ⅓ bắp
- Măng tây: 2 - 3 cây
- Dầu ăn: 5g
- Hành khô
Thực hiện
- Thịt gà rửa sạch, băm nhỏ, xào với hành khô
- Ngô ngọt tách hạt, luộc chín, xay nhuyễn
- Măng tây rửa sạch, cắt lấy phần non, xay nhuyễn
- Ngâm gạo khoảng 30 phút, nấu cháo đến khi nhuyễn
- Cho ngô ngọt, thịt gà, măng tây vào nồi cháo và đun tiếp khoảng 6 phút, tắt bếp
- Múc cháo ra bát, thêm dầu ăn dặm trộn đều, chờ cháo nguội và cho trẻ ăn
9. Cháo cá chép
Chuẩn bị
- Gạo: 20g
- Cá chép: 30g
- Rau ngót: 1 nắm
- Gừng, hành khô, thì là, hành lá
Thực hiện
- Cá chép cạo sạch vảy, loại bỏ nội tạng và rửa sạch với muối gừng khử mùi tanh
- Gừng, hành lá, hành khô, thì là nhặt và rửa sạch thái nhuyễn
- Rau ngót nhặt và rửa sạch, thái nhuyễn
- Cá chép luộc cùng gừng, vớt ra, lọc lấy thịt và phi thơm cùng hành khô
- Vo sạch gạo và nấu cháo cùng nước luộc cá (đã loại bỏ gừng) đến khi chín nhừ
- Cho rau ngót, cá chép và đảo đều và đun sôi cháo khoảng 5 phút
- Múc cháo ra bát, cho bé thưởng thức khi cháo còn ấm
10. Súp gà nấm
Chuẩn bị
- Thịt gà nạc xay nhuyễn: 15g
- Nấm hương xay nhuyễn: 1 -2 cái
- Mộc nhĩ xay nhuyễn: 1 tai nhỏ
- Trứng cút: 1 quả
- Bột sắn: 1 thìa cà phê
- Nước dùng: 200ml
Thực hiện
- Cho thịt gà xay nhuyễn vào nước dùng và đun sôi
- Cho nấm hương xay nhuyễn, mộc nhĩ xay nhuyễn vào nồi nước dùng và đun sôi
- Bột sắn cho vào bát và hòa với nước và cho vào nồi nước dùng
- Cho từ từ lòng đỏ trứng cút vào nước dùng và đun sôi trong thời gian 5 phút
- Múc súp ra bát, chờ nguội và cho trẻ thưởng thức
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi đơn giản, đủ dinh dưỡng
Xây dựng thực đơn cho trẻ 8 - 9 tháng tuổi phụ thuộc vào nhu cầu, sở thích và phương pháp ăn dặm. Cha mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống, kiểu Nhật hay ăn dặm tự chỉ huy (BLW) dưới đây. Từ đó có cơ sở để thực hiện thực đơn cho em bé nhà mình để đạt được hiệu quả nhất.
1. Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi kiểu truyền thống
Thực đơn cho trẻ 8 - 9 tháng tuổi ăn dặm tuần 1
Thời gian 6h00 10h00 14h00 14h30 18h00 18h30 Thứ 2 Uống sữa Cháo thịt bò, cà chua Uống sữa Sinh tố bơ, chuối Súp gà, ngô, nấm hương Uống sữa Thứ 3 Uống sữa Cháo thịt heo, cải bó xôi Uống sữa Vú sữa dầm Cháo yến mạch, sữa, súp lơ xanh Uống sữa Thứ 4 Uống sữa Cháo thịt bò, rau ngót Uống sữa Bơ trộn sữa chua Cháo đậu hũ non, cà rốt, ngô Uống sữa Thứ 5 Uống sữa Cháo cá, mồng tơi Uống sữa Xoài trộn sữa chua Cháo yến mạch, sữa, bí đỏ Uống sữa Thứ 6 Uống sữa Cháo thịt gà, cà rốt Uống sữa Vú sữa dầm trộn sữa chua Súp khoai tây, phô mai Uống sữa Thứ 7 Uống sữa Cháo thịt bò, bí đỏ Uống sữa Chuối nghiền sữa Cháo gạo, trứng gà, đậu đỏ, su su Uống sữa Chủ nhật Uống sữa Cháo tôm, rau ngót, đậu xanh Uống sữa Vú sữa dầm Cháo thịt heo, yến mạch, cà rốt Uống sữaThực đơn cho trẻ 8 - 9 tháng tuổi ăn dặm tuần 2
Thời gian 6h00 10h00 14h00 14h30 18h00 18h30 Thứ 2 Uống sữa Cháo cá hồi, cải bó xôi Uống sữa Kiwi nghiền Cháo đậu hũ non, cà rốt, ngô Uống sữa Thứ 3 Uống sữa Cháo cá quả, chùm ngây Uống sữa Bơ nghiền Súp khoai tây, phô mai, súp lơ xanh Uống sữa Thứ 4 Uống sữa Cháo cá hồi, khoai lang Uống sữa Hồng xiêm dầm Cháo sữa, yến mạch, đậu đỏ Uống sữa Thứ 5 Uống sữa Cháo thịt gà, mướp Uống sữa Sinh tố táo, chuối Bột khoai lang, đậu đen Uống sữa Thứ 6 Uống sữa Cháo cá hồi, yến mạch, bí đỏ Uống sữa Hồng xiêm dầm sữa chua Súp ngô, cà rốt, nấm Uống sữa Thứ 7 Uống sữa Cháo thịt heo mướp Uống sữa Táo xay sữa chua Cháo trứng gà, cà rốt Uống sữa Chủ nhật Uống sữa Cháo tôm, cải bó xôi Uống sữa Hồng xiêm dầm Súp khoai lang, đậu đen Uống sữaThực đơn cho trẻ 8 - 9 tháng tuổi ăn dặm tuần 3
Thời gian 6h00 10h00 14h00 14h30 18h00 18h30 Thứ 2 Uống sữa Cháo gan gà, giá đỗ Uống sữa Bơ xay trộn sữa chua Cháo yến mạch, sữa, súp lơ xanh Uống sữa Thứ 3 Uống sữa Cháo thịt bò, rau ngót Uống sữa Dưa bở xay Súp thịt gà, nấm hương, ngô Uống sữa Thứ 4 Uống sữa Cháo chim bồ câu, hạt sen và đậu xanh Uống sữa Sinh tố chuối, bơ Cháo đậu đỏ, trứng gà Uống sữa Thứ 5 Uống sữa Cháo lươn, cà rốt Uống sữa Đu đủ nghiền Súp khoai tây, sữa, cà rốt Uống sữa Thứ 6 Uống sữa Cháo thịt heo, cà chua, đậu hũ non Uống sữa Xoài trộn sữa chua Cháo thịt bò, mồng tơi Uống sữa Thứ 7 Uống sữa Cháo thịt gà, nấm, bí xanh Uống sữa Vú sữa dầm Cháo thịt heo, cà chua Uống sữa Chủ nhật Uống sữa Cháo tôm, cải bó xôi Uống sữa Dưa hấu xay Súp khoai lang, phô mai Uống sữaThực đơn cho trẻ 8 - 9 tháng tuổi ăn dặm tuần 4
Thời gian 6h00 10h00 14h00 14h30 18h00 18h30 Thứ 2 Uống sữa Cháo trai, hành phi Uống sữa Kiwi nghiền Cháo yến mạch, thịt heo, bí đỏ Uống sữa Thứ 3 Uống sữa Cháo thịt bò, cà rốt, khoai tây Uống sữa Táo hấp nghiền Cháo thịt heo, cải bó xôi Uống sữa Thứ 4 Uống sữa Cháo trai, đậu xanh Uống sữa Chuối chiên bột Cháo đậu hũ non, trứng Uống sữa Thứ 5 Uống sữa Cháo lươn, rau ngót Uống sữa Lê xay sữa Cháo yến mạch, sữa, súp lơ xanh Uống sữa Thứ 6 Uống sữa Cháo cá hồi, bí đỏ Uống sữa Hồng xiêm dầm Cháo thịt heo, cà chua Uống sữa Thứ 7 Uống sữa Cháo trai, rau ngót Uống sữa Đu đủ nghiền Cháo gan gà, mướp Uống sữa Chủ nhật Uống sữa Cháo thịt gà, cải bó xôi Uống sữa Sinh tố xoài Cháo thịt bò, cà rốt Uống sữa2. Thực đơn cho trẻ 8 - 9 tháng tuổi kiểu Nhật
Phụ huynh có thể tham khảo thực đơn món ăn dặm cho bé 8 - 9 tháng kiểu nhật như sau:
Thời gian Bữa sáng (10h00) Bữa sáng (18h00) Thứ 2 Cháo mỡCá lóc trộn bí đỏ
Dâu tây nghiền
Cháo trắngCá hồi Rau bó xôi nghiền
Thứ 3 Súp khoai tâySữa chua
Súp bí đỏCanh ức gà xé nhuyễn
Thứ 4 Cháo cá hồiBí đỏ
Sữa chua dâu
Mì udon trứng gàRau bó xôi
Súp cá, cà chua
Thứ 5 Cháo yến mạch, khoai langSúp cá trắng, rau cải
Sữa chua
Cháo táoSúp thịt, đậu, hành
Xoài miếng nghiền
Thứ 6 Cháo thịt bò, rau dềnChuối chín nghiền nhuyễn
Cháo gan gà, khoai langSúp bí đỏ
Dâu tây nghiền
Thứ 7 Mì udon cà chuaBí đỏ nấu sữa
Đậu phụ dâu tây
Cháo trắngRau ngót
Cá hồi
Chủ nhật Cháo khoai lang nướng, bánh mìChuối chín nghiền
Súp bí đỏ, thịt bòNước hầm vỏ tôm
Bơ dầm
3. Thực đơn đồ ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi kiểu BLW
Cha mẹ có thể chế biến thực đơn các món ăn dặm cho bé 9 tháng theo một số gợi ý sau:
Thực đơn Các món ăn cho trẻ Thực đơn 1 Cá hồi áp chảo - Rau củ thập cẩm - Cơm nắm Thực đơn 2 Mỳ Ý, bò băm, cà chua - Khoai tây rán Thực đơn 3 Thịt viên - Cơm Saffron - Cải thảo luộc Thực đơn 4 Chả cá diêu hồng tôm chiên - Cơm nắm - Đậu bắp Thực đơn 5 Cơm nắm - Cải thảo - Ếch xào hành tây Thực đơn 6 Cơm nắm - Bánh khoai tây bắp - Mướp hương - Chả cá diêu hồng tôm hấp Thực đơn 7 Tôm sốt phô mai - Măng tây - Bắp non - Cơm nắm Thực đơn 8 Cơm nắm - Cá hấp - Đậu bắp - Ngô bao tửNhững lưu ý quan trọng trong chế độ ăn dặm 9 tháng cho trẻ
Chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho trẻ 9 tháng tuổi không khó, nhưng yêu cầu phụ huynh cần có những kiến thức nhất định. Khi xây dựng chế độ ăn dặm cho trẻ, cha mẹ đừng quên một số lưu ý quan trọng sau đây:
- Trẻ 9 tháng thường đã mọc răng cửa nên có thể tập nhai, lúc này cha mẹ có thể tập cho trẻ ăn cháo nguyên hạt, các loại thực phẩm ăn kèm băm nhuyễn. Chúng ta nên chuyển chế độ xay, nghiền ở giai đoạn trước sang cho trẻ ăn đặc hơn, thô hơn để rèn luyện kỹ năng ăn nhai cho con.
- Nên cho trẻ tập cầm nắm thức ăn tự đưa vào miệng để con tự khám phá mùi vị. Các loại rau củ, trái cây có thể cắt miếng để bé tự chọn, khuyến khích con tập nhai, kích thích hệ tiêu hóa phát triển. Đồng thời giúp trẻ hào hứng hơn với bữa ăn của mình, tránh tình trạng kén ăn, chán ăn.
- Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 - 9 tháng tuổi phong phú, cung cấp đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cho quá trình phát triển. Tuy nhiên, phụ huynh cần chú ý không cho con ăn các loại thực phẩm gây dị ứng, sữa tươi, lòng trắng trứng, hải sản vỏ cứng như ốc, trai, sò…
- Giai đoạn này cha mẹ vẫn duy trì dinh dưỡng cho trẻ qua sữa mẹ hoặc sữa công thức. Chúng ta nên bổ sung vào các bữa phụ các chế phẩm từ sữa như phô mai, ơ, sữa chua… để tăng cường dưỡng chất, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Tập cho trẻ thói quen ăn uống đúng giờ, bữa ăn bắt đầu từ bàn ăn để rèn luyện thói quen ăn uống nghiêm túc.
- Đừng quên cho trẻ uống thêm nước để tránh tình trạng táo bón.
Câu hỏi thường gặp
1. Lên lịch ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi?
Phân bổ thời gian cho trẻ ăn dặm là một trong những vấn đề quan trọng, giúp trẻ hấp thu tốt dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh. Lịch ăn dặm cho bé 9 tháng nên có 3 bữa chính, 2 bữa phụ sắp xếp theo khung thời gian như sau:
Thời gian Hoạt động 7h00 Ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức 9h00 Ăn dặm 10h00 Ngủ giấc ngắn 11h00 ½ lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức so với buổi sáng, ăn trưa 13h00 Ăn dặm 14h00 Ngủ trưa khoảng 1 giờ 15h00 Ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức, ăn vặt 17h00 Ăn tối 18h00 Vệ sinh cá nhân, đọc sách, đọc truyện… trước khi ngủ 19h00 Ăn sữa và ngủ giấc đêm2. Nhu cầu về các loại chất dinh dưỡng của trẻ 9 tháng tuổi?
Nhu cầu về các chất dinh dưỡng của trẻ 9 tháng như sau:
- Protein: Mỗi ngày trẻ 9 tháng tuổi cần hàm lượng protein khoảng 1,4g/kg để đảm bảo sự phát triển của cơ, xương và mô. Cha mẹ nên chọn các loại thịt, trứng, sữa… cho bữa ăn dặm của con để bổ sung kịp thời chất này.
- Lipid: Lipid là chất đóng vai trò cung cấp năng lượng và acid béo giúp cơ thể hấp thu vitamin tan trong đó. Nguồn cung cấp lipid cho trẻ có từ sữa mẹ và các thực phẩm khác.
- Glucose: Khẩu phần ăn của trẻ yêu cầu 37% năng lượng là glucose nên cha mẹ cần kết hợp các loại thức ăn và nguồn sữa đảm bảo đủ lượng cần thiết này.
- Vitamin: Nhu cầu một số loại vitamin trong khẩu phần ăn của trẻ 9 tháng tuổi gồm vitamin B1 0,5 mg, vitamin B2 0,4 mg, vitamin B3 4,0 mg, vitamin C 30,0 mg, vitamin A 400 mcg/ngày, vitamin D: 100IU/ngày
- Khoáng chất: Trẻ 9 tháng tuổi cần các loại khoáng chất như calci 400 - 600mg/ngày cho quá trình tạo mô xương và răng, sắt cho sự tăng trưởng và phát triển của não bộ, kẽm có công dụng trong quá trình hình thành miễn dịch…
Trên đây là một số thông tin tham khảo Sakura Montessori gửi đến phụ huynh, về xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp cha mẹ dễ dàng lên thực đơn ăn dặm khoa học, phù hợp với em bé nhà mình. Chúc cho hành trình chăm sóc con của các bậc phụ huynh hiệu quả, bé phát triển toàn diện.